Việc tạo được ấn tượng với 1 slogan chỉ gói gọn trong vài từ đã giúp doanh nghiệp có chỗ đứng vững hơn trong lòng người tiêu dùng. Để làm được điều này thì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể.
Slogan được xem như một thông điệp được diễn đạt bằng những từ ngữ ngắn gọn, dễ nhớ, giàu ý nghĩa, âm thanh và hình tượng, gợi mở cho khách hàng liên tưởng đến đặc trưng nào đó của sản phẩm hoặc doanh nghiệp.
Slogan phải thể hiện được phương châm kinh doanh hoặc mục tiêu mà công ty muốn hướng tới, định hướng cho khách hàng nhận biết dòng sản phẩm mà công ty đang kinh doanh trên thị trường.
Slogan thường đi kèm trong các chiến dịch quảng cáo, marketting của từng doanh nghiệp. Song song với việc khuyếch trương, quảng bá slogan thì chất lượng sản phẩm đi kèm nó cần đạt tiêu chuẩn cao mới hỗ trợ cho slogan khả năng “sống” lâu trong lòng người tiêu dùng.
Việc thay đổi slogan hay không tuỳ thuộc vào cách thức, chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp ở những thời điểm khác nhau. Thông thường với những công ty lớn thì việc thay đổi slogan khá khó khăn, cần bỏ ra chi phí cao trên quy mô lớn.
Con đường để có slogan của các doanh nghiệp cũng không giống nhau, một số công ty thuê công ty quảng cáo viết nên nó, một số khác lại tự tạo ra nó, và một ít nữa là do “tình cờ” có được như trường hợp của nhãn hiệu cà phê Maxwell House nổi tiếng. Chuyện kể rằng năm 1907, khi tổng thống Mỹ Roosevelt đi ngang qua gian hàng của nhà buôn Joel Owley Cheek tại hội chợ vùng Mashville Tennessee, ngài được mời 1 ly cà phê bốc khói thơm lừng do Joel tự chế. Sau khi thưởng thức xong Roosevelt quay sang đoàn người đi cùng và tuyên bố: “Ngon tới giọt cuối cùng”. Từ đấy câu nói đã trở thành 1 slogan ấn tượng, độc đáo đi cùng nhãn hiệu cà phê Maxwell House như một lời khẳng định cho chất lượng sản phẩm của hãng này.
Để có 1 slogan hay, có khả năng trở thành “ngọn cờ” của doanh nghiệp thì trước hết cần phải nắm bắt được chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đó, tính chất sản phẩm, điều kiện thị trường và thêm nữa là thăm dò nhận định của khách hàng về dòng sản phẩm mà công ty đang đăng ký bảo hộ.
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, với một số công ty vừa và nhỏ, việc slogan của công ty mình bị các đối thủ cạnh tranh “cầm nhầm” cũng không phải là chuyện hiếm. Do vậy mỗi doanh nghiệp cần dang ky bao ho slogan như một nhãn hiệu hàng hoá để slogan luôn là một phần tài sản vô hình, có khả năng hỗ trợ tốt cho bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp.
Tin nổi bật Đăng ký bảo hộ Thiết kế logo