Khi nào nên tuyển dụng nội bộ? Lợi ích, hạn chế, những yếu tố mà nhiều doanh nghiệp lớn quan tâm và thành công trong việc tuyển dụng nhân sự nội bộ

Đã xem: 7,601
Cập nhât: 6 năm trước
Hiện nay, các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực ngành nghề sẽ có rất nhiều phương pháp khác nhau để đạt được hiệu quả tối ưu trong việc tuyển dụng nhân sự. Tuyển dụng nội bộ là phương pháp tuyển dụng mà nhiều doanh nghiệp lớn thường áp dụng để động viên các nhân viên hiện tại làm việc tích cực, sáng tạo và đạt hiệu suất cao trong công việc.

So sánh lợi ích và hạn chế giữa tuyển dụng nội bộ và tuyển dụng bên ngoài

 

Hình thức tuyển dụng        

Lợi ích      Hạn chế   
Tuyển dụng nội bộ - Chi phí tuyển dụng nội bộ thấp hơn so với bên ngoài.
- Các ứng viên nội bộ kết nối và tiếp cận công việc nhanh hơn vì họ đã hiểu văn hoá và cách thức làm việc tại công ty.
- Thời gian tuyển dụng nhanh hơn.
- Công ty có thông tin và hiểu rõ về ứng viên nội bộ nên rủi ro trong tuyển dụng thấp hơn.
- Tạo cơ hội cho nhân viên mở rộng công việc và phát triển sự nghiệp tại công ty.
- Kiềm chế sự đa dạng về lực lượng lao động trong tổ chức.
- Tạo ra sức ì, sự xơ cứng do thói quen làm việc với công việc cũ.
- Số lượng ứng viên ít nên hạn chế trong việc tìm ứng viên có đúng và có đủ năng lực.
- Người quản lý trực tiếp có thể không muốn từ bỏ nhân viên giỏi của mình gây trở ngại cho việc tuyển dụng
Tuyển dụng bên ngoài - Tiếp cận được với số lượng ứng viên lớn hơn vì thị trường lao động luôn có sẵn hàng ngàn ứng viên phù hợp với vị trí công việc bạn tuyển dụng để bạn chọn lựa .
- Nguồn ứng viên mới từ bên ngoài tạo ra sự đa dạng về tính cách, phong cách làm việc và có những ý tưởng mới mẻ hơn trong công việc.
- Mang đến những kiến thức chuyên môn hoặc kinh nghiệm từ một đối thủ cạnh tranh mà bạn có thể cần đến để cải thiện quy trình kinh doanh, sản phẩm hoặc một nghiệp vụ nào đó của bạn.
- Tăng chi phí tuyển dụng vì tiền quảng cáo, tiền lương cho các ứng viên bên ngoài cũng thường lớn hơn tiền lương cho ứng viên nội bộ.
- Thời gian tuyển dụng dài hơn.
- Ứng viên bên ngoài sẽ mất nhiều thời gian hơn để tìm hiểu công việc, tìm hiểu con người và văn hoá doanh nghiệp.
- Không nắm rõ thông tin của ứng viên nên có thể xảy ra rủi ro gây tốn kém trong tuyển dụng vì khả năng tuyển phải người không phù hợp.

So sánh lợi ích và hạn chế giữa tuyển dụng nội bộ và tuyển dụng bên ngoài

Các yếu tố để cân nhắc giữa việc tuyển dụng nội bộ hay tuyển dụng bên ngoài

Yếu tố cân nhắc Tuyển dụng nội bộ Tuyển dụng bên ngoài
Phát triển lực lượng nhân sự Không
Sự phù hợp với văn hoá tổ chức Không
Hiệu suất công việc ban đầu Không
Chi phí tuyển dụng thấp hơn Không
Thời gian tuyển dụng ngắn hơn Không
Mức lương thấp hơn Có  Không
Sự đa dạng về tính cách, phong cách làm việc và những ý tưởng mới mẻ trong công việc của ứng viên Không
Tăng trình độ chuyên môn kỹ thuật Không
Tiếp thu được những kỹ năng mới của ngành hoặc của đối thủ cạnh tranh Không

Có thể bạn quan tâm: Tuyển dụng hiệu quả - Các bí quyết, kênh tuyển dụng và phương pháp tuyển dụng nhân sự mà 99% doanh nghiệp lớn đã áp dụng thành công

Xây dựng được quy trình tuyển dụng nội bộ hiệu quả

Các bước Cách thực hiện Mục tiêu đạt được
Xác định nhu cầu tuyển dụng Tổng hợp thông tin về vị trí công việc đang cần tuyển dựa trên nhiệm vụ và trách nhiệm của công việc để quyết định vị trí cần tuyển thuộc bậc công việc nào rồi đưa ra chức danh tuyển. Đưa ra được cụ thể bậc công việc và chức danh công việc cần tuyển dụng.
Đăng thông tin tuyển dụng trong nội bộ công ty Soạn thảo thông tin tuyển dụng với đầy đủ thông tin về nhiệm vụ và trách nhiệm tương ứng với bậc công việc và chức danh công việc cần tuyển.
Đăng thông tin tuyển dụng trên tất cả các kênh thông tin trong nội bộ doanh nghiệp.
Đảm bảo thông tin tuyển dụng đầy đủ những tiêu chí cần thiết và các nhân viên trong công ty đều biết được thông tin tuyển dụng, đặc biệt là những nhân viên có năng lực phù hợp.
Nhận và chọn lọc hồ sơ ứng tuyển Sau khi nhận được hồ sơ ứng tuyển từ nhân viên trong công ty, hội đồng tuyển dụng cần có quá trình xác định các khả năng và năng lực của nhân viên ứng tuyển có phù hợp với vị trí công việc tuyển dụng hay không. Xác định được hồ sơ của những ứng viên có năng lực phù hợp.
Bổ nhiệm công việc Sau khi hội đồng tuyển dụng thông qua kết quả tuyển dụng sẽ trình lên ban giám đốc để ký quyết định bổ nhiệm.
Thư bổ nhiệm được gửi cho nhân viên được tuyển kèm với bản mô tả công việc.
Nhân viên được tuyển dụng tiếp nhận công việc và nhanh chóng quen với vị trí công việc mới.

Xem thêm:

>> Các nguồn tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp, so sánh ưu nhược điểm giữa các nguồn tuyển dụng - Các doanh nghiệp lớn đã áp dụng và thành công trong việc tuyển dụng

>> Các ưu nhược điểm của quy trình tuyển dụng. Làm thế nào để nhà tuyển dụng lựa chọn được quy trình tuyển dụng tối ưu, đạt được thành công trong việc tuyển dụng nhân tài?

Đăng bởi Phạm Thảo 26-06-2019 7601

Các bài viết liên qua đến Khi nào nên tuyển dụng nội bộ? Lợi ích, hạn chế, những yếu tố mà nhiều doanh nghiệp lớn quan tâm và thành công trong việc tuyển dụng nhân sự nội bộ

Tin nổi bật Thương mại điện tử

Khi nào nên tuyển dụng nội bộ? Lợi ích, hạn chế, những yếu tố mà nhiều doanh nghiệp lớn quan tâm và thành công trong việc tuyển dụng nhân sự nội bộ
Hiện nay, các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực ngành nghề sẽ có rất nhiều phương pháp khác nhau để đạt được hiệu quả tối ưu trong việc tuyển dụng nhân sự. Tuyển dụng nội bộ là phương pháp tuyển dụng mà nhiều doanh nghiệp lớn thường áp dụng để động viên các