STT | Các bước thực hiện | Yêu cầu đạt được |
1 | Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực | - Xác định mục tiêu doanh nghiệp cần đạt được về nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp dựa trên kế hoạch hoạt động và phạm vị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. |
2 | Phân tích thực trạng nguồn nhân lực của công ty | - Xác định được ưu điểm, nhược điểm của nguồn nhân lực hiện có trong doanh nghiệp về phía nhân viên lẫn phía doanh nghiệp: trình độ, kỹ năng, thái độ làm việc...của nhân viên…; chính sách quản lý nguồn nhân lực, kế hoạch hoạt động, môi trường làm việc... của doanh nghiệp. |
3 | Đưa ra quyết định tuyển dụng | - Xác định được nhân lực của doanh nghiệp thừa hay thiếu, từ đó đưa ra các giải pháp tăng hoặc giảm nhân lực. |
4 | Lập kế hoạch thực hiện và đơn vị đánh giá | - Lập được một bản kế hoạch thực hiện rõ ràng, phù hợp với doanh nghiệp về các vấn đề: tuyển dụng nhân viên, sắp xếp lại nhân sự các phòng ban như thế nào hay đào tạo nhân viên ra sao...? - Xác định được hội đồng đánh giá có chuyên môn và quyền hạn. |
5 | Đánh giá việc thực hiện kế hoạch | - Xác định được quá trình thực hiện có gì sai lệch với mục tiêu đề ra không và có nảy sinh vấn đề gì mới không để tìm nguyên nhân và đưa ra cách giải quyết. |
Có thể bạn quan tâm: Tuyển dụng hiệu quả - Các bí quyết, kênh tuyển dụng và phương pháp tuyển dụng nhân sự mà 99% doanh nghiệp lớn đã áp dụng thành công
STT | Các bước thực hiện | Yêu cầu đạt được |
1 | Dự báo nhu cầu lao động của doanh nghiệp | - Xác định được nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp: cần bao nhiêu người, trình độ chuyên môn, kỹ năng, phẩm chất gì…? |
2 | Phân tích thị trường lao động | - Xác định nguồn tuyển dụng và địa điểm tuyển dụng tiềm năng cho doanh nghiệp để tuyển dụng được người lao động có chuyên môn phù hợp và tiết kiệm chi phí nhất. |
3 | Xây dựng kế hoạch tuyển dụng | - Lập được kế hoạch tuyển dụng hợp lý nhất dựa trên thực trạng nguồn nhân lực hiện có trong doanh nghiệp với nguồn cung nhân lực trên thị trường. |
4 | Lựa chọn và đánh giá | - Xác định được các yếu tố để thiết kế các bước trong quá trình tuyển dụng sao cho thu được các thông tin đặc trưng nhất và đáng tin cậy để từ đó làm căn cứ cho việc có nên tuyển hay không? - Xác định được hội đồng đánh giá để đưa ra được những kết luận về từng ứng viên và chọn được ứng viên sáng giá nhất vào vị trí mà doanh nghiệp cần tuyển dụng. |
5 | Hoà nhập | - Xác định được những chương trình đào tạo, huấn luyện đối với nhân viên mới để giúp nhân viên mới nhanh chóng hoà nhập với môi trường làm việc của doanh nghiệp. |
Quy trình tuyển dụng | Ưu điểm | Nhược điểm |
Nội bộ | - Nắm rõ thông tin ứng viên nên nhanh chóng xác định được ứng viên thích hợp khi có nhu cầu tuyển dụng. - Doanh nghiệp có đủ thông tin để đánh giá ứng viên. - Quy trình tuyển dụng rút ngắn được thời gian và tiết kiệm chi phí tuyển dụng. - Việc phỏng vấn ứng viên nội bộ hiệu quả hơn vì tổ chức đã biết được chuyên môn và kỹ năng của ứng viên - Tiết kiệm được thời gian thử việc vì ứng viên đã quen với cách thức làm việc trong doanh nghiệp. |
- Nguồn ứng viên bị hạn chế do chỉ tuyển dụng trong nội bộ. - Sự thiên vị có thể xảy ra trong quá trình tuyển dụng dẫn đến sự bè phái, gây mâu thuẫn nội bộ ảnh hưởng đến việc điều hành quản lý và chất lượng công việc. - Không có quá nhiều sự chọn lựa ứng viên nên không tạo ra được sự đa dạng về lực lượng lao động trong doanh nghiệp. |
Bên ngoài | - Nguồn ứng viên phong phú nên doanh nghiệp sẽ có nhiều sự lựa chọn nguồn nhân lực cho các vị trí công việc cần tuyển dụng - Tăng cơ hội chọn lọc hồ sơ của nhiều ứng viên tiềm năng - Tạo được sự đa dạng trong quy trình tuyển dụng về tính cách, kỹ năng làm việc, kiến thức chuyên môn của ứng viên. |
- Cần xác định cụ thể và rõ ràng nhu cầu tuyển dụng. - Tin đăng tuyển dụng phải thu hút và nổi bật mới thu hút được ứng viên. - Quá trình tuyển dụng lâu hơn và tốn kém chi phí hơn. - Việc phỏng vấn ứng viên cần thực hiện nhiều bước như phỏng vấn sơ bộ, kiểm tra trắc nghiệm để đánh giá được khả năng, phẩm chất của ứng viên nhằm tránh việc bị tuyển sai người. - Cần có quá trình thử việc để đánh giá được năng lực của ứng viên có thật sự phù hợp với vị trí công việc cần tuyển hay không? |
Xem thêm:
Tin nổi bật Thương mại điện tử