Top 33 Nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở hỗ trợ kinh doanh online tốt nhất

Đã xem: 753
Cập nhât: 3 năm trước
VINADESIGN tổng hợp những nền tảng thương mại điện tử được ưa chuộng nhất hiện nay ✅ Dễ dàng sử dụng ✅ Dễ dàng tối ưu ✅ Hoàn toàn miễn phí

Magento

Magento là gì ? Magento là nền tảng mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP, giúp tạo các website thương mại điện tử. Phần mềm này được phát triển bởi Varien – một công ty tư nhân có trụ sở tại thành phố Culer, bang California, Mỹ.

Magento là nền tảng mở có nghĩa là mọi người có thể điều chỉnh theo nhu cầu sử dụng của mình mà không phải trả bất cứ khoản phí nào cho Magento cả. Hiện nay, Magento gần như có đầy đủ các tính năng cho 1 cửa hàng trực tuyến từ quy mô nhỏ đến các quy mô lớn như một cái chợ trực tuyến (Online Marketplace) và những ý tưởng mới đã được đưa vào Magento để giúp hệ thống ngày càng hoàn thiện.

Tất cả mọi thứ đều có sẵn trên Magento bao gồm cả hạng mục phân nhóm khách hàng đến quản lý marketing. Một số tính năng tiêu biểu cơ bản của Magento:

Quản lý SEO

  • Bán hàng: Đơn hàng, tình trạng đơn hàng, hóa đơn, giao nhận, đổi trả hàng, Thêm đơn hàng mới, Quản lý thuế, Thanh toán
  • Sản phẩm: Danh mục, sản phẩm, tính năng sản phẩm, nhà cung, Bình luận
  • Khách hàng: Danh sách khách hàng, nhóm khách hàng, Tích điểm, khách hàng trực tuyến
  • Tiếp thị & Khuyến mãi: Quản lý khuyến mãi,Banner, Affiliate (addon), Phiếu quà tặng, Điểm thưởng
  • Quản trị nội dung (CMS): Danh mục, nội dung, quản lý Tag, Hình ảnh, Sitemap
  • Quản lý thanh toán
  • Quản lý giao diện
  • Báo cáo

Ưu điểm

  • Magento Community Edition có hàng tá tính năng và nhiều trong số đó không có sẵn trên những mã nguồn mở khác. Ví dụ như quản lý nhiều cửa hàng, lựa chọn nhiều ngôn ngữ, cung cấp nhiều loại tiền tệ khác nhau.
  • Là một nền tảng phổ biến trên thế giới được đông đảo người sử dụng, liên tục được thiết kế bổ sung và mở rộng. Điều này sẽ khiến cho nền tảng này trở nên linh hoạt và có khả năng được mở rộng vô tận. Nếu bạn không hiểu cách sử dụng một tính năng bất kỳ nào đó của nền tảng này, bạn có thể đặt câu hỏi và sẽ một cộng đồng rộng lớn giúp bạn trả lời câu hỏi đó. Đó là một trong những lý do tại sao Magento thường được nhiều người cho là nền tảng thương mại điện tử cao cấp.

Nhược điểm

  • Nền tảng này có chu trình học dài.
  • Khó sử dụng nếu bạn không có kiến thức kỹ thuật.

>> Có thể bạn quan tâm: Website thương mại điện tử là gì?

PrestaShop

PrestaShop là một nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở miễn phí, bắt đầu phát triển từ năm 2005. Tính đến nay đã có hơn 250.000+ cửa hàng trực tuyến sử dụng nền tảng này. Pretashop cung cấp 2 tùy chọn miễn phí: Lưu trữ hoàn toàn trên đám mây hoặc tự lưu trữ.

Dễ dài cài đặt và tùy chỉnh phần mềm, tất cả mọi thứ đều rất trực quan và dễ sử dụng. Bạn có thể tạo ra một cửa hàng tùy ý và bạn có thể tải về một phiên bản đầy đủ lưu trữ hoặc tự lưu trữ, điều này giúp bạn có thể xác định mức độ kiểm soát kỹ thuật của riêng bạn (cả hai đều là miễn phí).

Không có nhiều tùy biến mà bạn có thể làm, nếu bạn muốn thực sự tùy biến trang web của bạn, bạn sẽ phải mua chủ đề bổ sung.

>> Đừng bỏ lỡ: Website thương mại điện tử: 3 yếu tố quan trọng giúp xây dựng lòng tin nơi khách hàng

OpenCart

Để dễ hình dùng thì ecommerce platforms OpenCart này là sự kết hợp giữa WooCommerce và PrestaShop. Nó có nhiều tính năng về thương mại điện tử hơn là WordPress, nhưng ít chức năng hơn PrestaShop.

Điều khiến OpenCart nổi bật là trải nghiệm về quản lý. Nó mượt mà, hiện đại, và đủ thông tin quan trọng bạn cần tìm khi mở trang admin lên.

Hơn nữa, việc tùy chỉnh cửa hàng OpenCart cũng dễ dàng nhờ vào hệ thống thiết kế theo kiểu module. Nó không hiện đại và có kéo thả giống như page builders, nhưng cũng đủ đơn giản để giúp bạn tạo site thương mại điện tử mặt dù chưa từng làm bao giờ.

Ưu điểm của Opencart

  • Có khả năng quản lý nhiều cửa hàng cùng 1 lúc
  • Thao tác bán hàng không thể dễ dàng hơn dành cho cả người dùng và developer.
  • Hỗ trợ đầy đủ các tính năng mà nhiều website sẵn có, kết hợp thêm một số chức năng chuyên dụng cho bán hàng
  • Developer có thể dễ dàng tùy biến giao diện với kho module, giao diện khổng lồ
  • Gặp trường hợp khẩn cấp, Opencart có thể sao lưu và phục hồi dữ liệu ngay cho bạn.
  • Cho phép sử dụng nhiều ngôn ngữ, có ứng dụng affiliate marketing (tuyển đối tác để tăng cường lợi nhuận bán hàng).

Nhược điểm của Opencart

  • Khi sử dụng vqmod rất dễ dính lỗi.
  • Module của Opencart còn cứng nhắc, chưa linh hoạt
  • Kho tính năng rộng nhưng chưa đủ, còn phải cập nhật trong lâu dài.

Zen Cart

Zen Cart có một hệ thống quản lý sản phẩm tuyệt vời. Bạn có thể làm hầu hết mọi thứ – và làm điều đó một cách dễ dàng – trong giỏ hàng Zen, từ việc kiểm soát hàng tồn kho để tạo ra sản phẩm đặc biệt và bán hàng.

Tuy nhiên, hệ thống này có xu hướng chậm lại nếu bạn thêm một loạt các sản phẩm mới, vì vậy nó có thể không được tuyệt vời cho các doanh nghiệp muốn tải số lượng lớn sản phẩm .

Hạn chế lớn nhất đối với Zen Cart là nó xấu xí. Tuy nhiên bạn có thể nhờ một lập trình viên hoặc công ty thiết kế website giúp bạn thiết kế những mẫu mới.

WooCommerce

WooCommerce là một plugin thương mại điện tử mã nguồn mở của WordPress. Phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ đang tìm kiếm sự tích hợp dễ dàng với WordPress. USP của WooCommerce có lẽ chính là sự hỗ trợ. Họ có một cộng đồng các nhà phát triển rất lớn và có rất nhiều Plugin bổ sung tính năng cho nó.

Ưu điểm khi dùng WooCommerce

  • Miễn phí: Plugin này là miễn phí tuy nhiên những tiện ích nâng cao sẽ có phí
  • Dễ học và quản lý
  • Phổ biến cộng đồng nhà phát triển rộng\

Nhược điểm khi dùng WooCommerce

Dễ bị xung đột với các plugin khác trong hệ thống

  • Độ bảo mật không cao
  • Làm chậm tốc độ tải trang web
  • Một số tính năng của website thương mại sẽ mất phí khá coa
  • Chi phí phụ để duy trì hoạt động lớn

Nếu doanh nghiệp bạn đang dùng WordPress thì WooCommerce chính là giải pháp dành cho bạn. Tuy nhiên nếu bạn muốn tốc độ tải trang nhanh hơn, hệ thống quản lý thông minh trực quan thì hoàn toàn có thể xem xét các nền tảng ở trên. Lựa chọn một nền tảng phù hợp với quá trình và định hướng phát triển của công ty sẽ là bàn đạp cho tương lai.

CS-Cart

Để sử dụng CS-Cart, bạn phải trả một khoản phí để sử dụng, mặc dù có phiên bản miễn phí nhưng theo đánh giá của mình là không ngon. Khi sử dụng bản trả phí, bạn sẽ có một mã nguồn nhiều chức năng hay và linh hoạt.

CS-Cart có 3 phiên bản: Đầu tiên là Ultimate Free, bản free cung cấp cho bạn 12 extension, 3 loại sản phẩm, không giới hạn số lượng sản phẩm và không hỗ trợ kĩ thuật . Phiên bản thứ 2 là CS-Cart Ultimate có giá 385$, phiên bản này cung cấp hơn 50+ extension, không giới hạn loại sản phẩm, không giới hạn số lượng sản phẩm và 30 ngày hỗ trợ kĩ thuật. Phiên bản cuối cùng là Multi Vendor có giá 590$ mỗi năm và 1450$ nếu mua trọn đời. Phiên bản này cung cấp đầy đủ công cụ để tạo một web bán hàng chuyên nghiệp, dễ dang sử dụng, thậm chí không cần phải động tới một dòng code.

Có hơn 500+ tính năng trong CS-Cart và bạn có thể mở rộng bằng cách dùng thêm add-on. có hỗ trợ One Page Checkout, Giftcode nhưng thiếu các công cụ về Social và SEO kém. Một điểm đặc biệt của CS-Cart là hỗ trợ hơn 50 phương thức thanh toán. CS-Cart cho phép đặt hàng qua số điện thoại và các phương thức truyền thống khác, mình thấy tính năng này khá hay, rất thuận tiện.

Qua sử dụng mình thấy CS-Cart chậm, trải nghiệm người dùng kém, không hỗ trợ các sản phẩm liên quan, thiếu rất nhiều chức năng cho SEO, được cái dễ dùng, độ tuỳ biến cao. Ở Việt Nam mình thấy có website của siêu thị Nguyễn Kim đang dùng CS-Cart.

Đăng bởi Ngọc Diệp 09-11-2020 753

Các bài viết liên qua đến Top 33 Nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở hỗ trợ kinh doanh online tốt nhất

Tin nổi bật Blog Thương mại điện tử

Top 33 Nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở hỗ trợ kinh doanh online tốt nhất
VINADESIGN tổng hợp những nền tảng thương mại điện tử được ưa chuộng nhất hiện nay ✅ Dễ dàng sử dụng ✅ Dễ dàng tối ưu ✅ Hoàn toàn miễn phí