Chuyên viên Quan hệ nhà đầu tư - nghề thời thượng

Đã xem: 1,103
Cập nhât: 12 năm trước
IR (Investor Relation) là các hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp với nhà đầu tư, nhằm thỏa mãn nhu cầu về thông tin tạo ra lợi ích cho cả hai bên. Nói cách khác, IR là hoạt động chuyên biệt trong hoạt động quan hệ công chúng (PR) của doanh nghiệp bao gồm hai nghiệp vụ tài chính và truyền thông với mục đích xây dựng chiến lược cổ đông,

ádsad

IR (Investor Relation) là các hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp với nhà đầu tư, nhằm thỏa mãn nhu cầu về thông tin tạo ra lợi ích cho cả hai bên. Nói cách khác, IR là hoạt động chuyên biệt trong hoạt động quan hệ công chúng (PR) của doanh nghiệp bao gồm hai nghiệp vụ tài chính và truyền thông với mục đích xây dựng chiến lược cổ đông, công bố thông tin, cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp

CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ CÁC MỐI QUAN HỆ NHÀ ĐẦU TƯ

Công việc của một chuyên viên quan hệ nhà đầu tư (Investor Relations Officer – IRO) là xoay quanh việc truyền đạt giá trị thị trường hiện tại và tiềm năng của công ty đến các nhà đầu tư. Để đạt được điều này, chuyên viên quan hệ nhà đầu tư cần có các mục tiêu cụ thể và sử dụng nhiều công cụ khác nhau. Ngoài ra, họ còn phải thông thạo các phương pháp xây dựng một nguồn ngân sách khả thi cho các mối quan hệ nhà đầu tư. Hơn nữa, tính cách của chuyên viên quan hệ nhà đầu tư sẽ được thể hiện rõ qua cách thức anh ta/cô ta quản lý các tin xấu, và đây là điểm mấu chốt để các nhà đầu tư tin tưởng vào công ty. Tất cả các chủ đề này, và nhiều chủ đề khác, sẽ được đề cập trong Chương 1.

VÌ SAO CẦN PHẢI CÓ BỘ PHẬN QUAN HỆ NHÀ ĐẦU TƯ?

Một công ty đại chúng không nhất thiết phải có bộ phận quan hệ nhà đầu tư. Luật pháp không đề cập đến vấn đề công bố thông tin cho cộng đồng đầu tư ngoài các yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC). Tuy nhiên, khi không có bộ phận chuyên về các mối quan hệ nhà đầu tư, các nhà đầu tư phải tìm kiếm thông tin trên các phương tiện truyền thông, Internet, hay các báo cáo của Ủy ban chứng khoán, những thứ hầu như đều dựa trên hồ sơ của doanh nghiệp hoặc đôi khi chỉ là sự phỏng đoán. Với nguồn thông tin hạn chế này, các nhà đầu tư ít có xu hướng mua cổ phiếu của công ty, và chắc chắn sẽ không đặt giá cao hơn mức giá trung bình của các đối thủ đồng đẳng khác trên thị trường.
Với mức giá cổ phiếu thấp như thế, công ty phải tăng chi phí vốn vì nó chỉ nhận một khoản tiền ít hơn trên mỗi cổ phiếu được bán ra. Đồng thời, nếu không có nhu cầu mạnh mẽ về một loại cổ phiếu, giá của cổ phiếu đó sẽ có xu hướng biến động với nhiều giao dịch tăng giảm trong một khoảng thời gian ngắn. Hơn nữa, nếu không có thông tin đầu tư chính thức từ phía công ty, các nhà đầu tư ngắn hạn sẽ có xu hướng tung ra thị trường những thông tin sai lệch nhằm làm trượt giá cổ phiếu trong ngắn hạn để kiếm lời.
Một cổ phiếu có mệnh giá thấp cũng sẽ thu hút các đối tượng thu mua nhằm mục đích tiếp quản công ty. Trong trường hợp mục tiêu chủ yếu của nhà quản lý là đạt được mức giá cổ phiếu cao nhất cho nhà đầu tư, cổ phiếu phải được chào mời với cả các nhà đầu tư đối thủ. Vấn đề là bên thâu tóm tiềm năng chắc chắn sẽ chào bán với mức giá thấp hơn mức giá công ty đưa ra nếu họ quyết tâm đạt được giá cổ phiếu cao hơn!
Vì vậy, mục đích chính của việc thiết lập bộ phận quan hệ nhà đầu tư là tối đa hóa giá trị thị trường của công ty. Để làm được điều này, chuyên viên quan hệ nhà đầu tư phải thường xuyên thông báo với cộng đồng đầu tư về những giá trị độc đáo của công ty và cụ thể là thông qua các mục tiêu được nêu trong phần tiếp theo.
CÁC MỤC TIÊU VÀ MỤC ĐÍCH CỦA QUAN HỆ NHÀ ĐẦU TƯ
Bước đầu tiên để các chuyên viên quan hệ nhà đầu tư thiết lập bộ phận quan hệ nhà đầu tư là phải xác định rõ các mục tiêu và mục đích hỗ trợ. Chuyên viên quan hệ nhà đầu tư cần phải hiểu rõ những vấn đề này để tránh lãng phí nguồn lực khi theo đuổi các hoạt động khác.
Cuối cùng, mục tiêu duy nhất của bộ phận quan hệ nhà đầu tư là nhằm tối đa hóa giá trị thị trường của công ty. Bằng cách đó, công ty có thể đạt được tối đa lượng tiền mặt từ số cổ phiếu thấp nhất. Ngoài ra, giá cổ phiếu vững mạnh sẽ tránh được các trường hợp bị thôn tính từ việc thu mua cổ phiếu, vì nếu cổ phiếu của công ty quá cao, các đối tượng thu mua sẽ không thể làm được điều đó.

Do đó, các chuyên viên quan hệ nhà đầu tư nên chú ý đến các mục tiêu hỗ trợ gia tăng giá trị thị trường:

§ Thay đổi nhận thức của công ty. Nếu một công ty trước đây đã được so sánh với một nhóm đồng đẳng gồm những công ty có các hệ số định giá thấp, chuyên viên quan hệ nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn khi muốn nâng giá cổ phiếu của mình lên cao hơn mức giá của nhóm doanh nghiệp đồng đẳng này. Một giải pháp để đưa giá cổ phiếu của công ty lên nhóm doanh nghiệp đồng đẳng khác – nhóm có hệ số định giá cao hơn – là thay đổi câu chuyện về công ty.
§ Tăng mức khuyến nghị từ nhà phân tích. Ý kiến của các nhà phân tích có trọng lượng đáng kể với các nhà đầu tư, vì vậy, việc có được đề xuất từ một số nhà phân tích là mục tiêu chính của các chuyên viên quan hệ nhà đầu tư. Các báo cáo phân tích thuận lợi sẽ có nhiều khả năng làm gia tăng khối lượng bán trung bình, và từ đó làm tăng giá chứng khoán.
§ Tăng sự dàn trải về mặt địa lý. Nếu cổ đông của một công ty chỉ giới hạn trong một vài khu vực địa lý, chẳng bao lâu những ai muốn nắm giữ các cổ phiếu này cũng sẽ làm được điều đó. Kết quả là giao dịch cổ phiếu giảm và áp lực tăng giá cổ phiếu cũng giảm theo. Để tránh được điều này, các chuyên viên quan hệ nhà đầu tư nên tổ chức các buổi giới thiệu về cổ phiếu ở những khu vực mới để gặp gỡ các nhà phân tích, môi giới, các tổ chức đầu tư và các nhà đầu tư hoàn toàn mới.
§ Giảm mức biến động giá cổ phiếu. Nếu có các tổ chức đầu tư chuyên mua vào và bán ra khối lượng lớn cổ phiếu của công ty, giá cổ phiếu sẽ dao động đáng kể. Đây là sự biến động không mong muốn bởi nó làm thay đổi một số nhà đầu tư hiện có và thu hút các nhà đầu tư bán khống. Để giảm thiểu tình trạng biến động này, các chuyên viên quan hệ nhà đầu tư có thể tập trung vào việc thu hút các nhà đầu tư bán lẻ - những người nắm giữ lượng cổ phiếu ít hơn và có xu hướng giữ lại cổ phiếu đó lâu hơn.
§ Quản lý các nhà đầu tư hiện có. Nếu các nhà đầu tư hiện tại bán ra số cổ phần mà họ đang nắm giữ, nguồn cung cổ phiếu trên thị trường tăng lên, điều này có thể gây giảm giá chứng khoán cũng như sự biến động về giá. Để giảm thiểu rủi ro này, các chuyên viên quan hệ nhà đầu tư phải tăng cường trao đổi thông tin với các nhà đầu tư thông qua các cuộc họp riêng kèm theo với các bản tin về công ty. Điều này có thể khiến các nhà đầu từ duy trì việc nắm giữ cổ phiếu lâu hơn.
Rõ ràng, chuyên viên quan hệ nhà đầu tư phải hoạt động trong phạm vi rộng lớn để đạt được giá trị thị trường cao. Các công cụ sẵn có để đạt được mục tiêu này sẽ được mô tả trong phần kế tiếp.

CÁC CÔNG CỤ ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO CÁC MỐI QUAN HỆ NHÀ ĐẦU TƯ

Chúng tôi tin rằng mục tiêu cơ bản của các mối quan hệ nhà đầu tư là nhằm tối đa hóa giá trị thị trường của công ty. Trước khi tìm cách nâng giá, chúng ta phải xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến nó. Hai yếu tố quan trọng là điều kiện của nền kinh tế nói chung và tình trạng của ngành nơi công ty đang hoạt động. Các hành động cụ thể của công ty không thể thay đổi bất cứ điều gì, có nghĩa là đến một mức độ nào đó, giá của một cổ phiếu sẽ dao động mà không phụ thuộc vào bất kỳ mối quan hệ đầu tư nào. Ngoài ra, giá cổ phiếu còn chịu sự chi phối của hoạt động kinh doanh và kết quả báo cáo tài chính của công ty, định hướng chiến lược của nó và chất lượng của đội ngũ quản lý. Với các công cụ được mô tả trong phần này, các chuyên viên quan hệ nhà đầu tư có thể làm được rất nhiều điều để có thể trình bày hiệu quả những vấn đề này với cộng đồng đầu tư. (Còn nữa...)

Đăng bởi Trần Hữu Tâm 05-11-2012 1103

Các bài viết liên qua đến Chuyên viên Quan hệ nhà đầu tư - nghề thời thượng

ádasd

Tin nổi bật Kiến thức quản trị Online marketing, Digital Marketing

Chuyên viên Quan hệ nhà đầu tư - nghề thời thượng
IR (Investor Relation) là các hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp với nhà đầu tư, nhằm thỏa mãn nhu cầu về thông tin tạo ra lợi ích cho