Do Internet là một không gian mở, không biên giới, không phân biệt cho nên thông tin bí mật được trao đổi giữa hai bên đối tác rất có thể sẽ bị lộ ra bên ngoài. Thông tin đó sẽ bị những đối thủ cạnh tranh nắm được hay bị sử dụng vào những mục đích xấu gây tổn hại đến uy tín hình ảnh của công ty cũng như thiệt hại về vật chất.
Các công ty rất có nguy cơ gặp phải kẻ trộm trên mạng (sniffer). Đây là một dạng chương trình nghe trộm, giám sát sự di chuyển của thông tin trên mạng. Khi sử dụng vào những mục đích hợp pháp, nó có thể giúp phát hiện ra điểm yếu của mạng, nhưng ngược lại, nếu sử dụng vào các mục đích phạm tội, nó sẽ trở thành những mối hiếm họa lớn và rất khó có thể phát hiện. Kẻ trộm cũng có thể chính là những tin tặc, chuyên ăn cắp các thông tin có giá trị như thông điệp thư điện tử, dữ liệu kinh doanh của các doanh nghiệp thiết kế web, các báo cáo mật...từ bất cứ nơi nào trên mạng.
Xem lén thư tín điện tử cũng là một dạng mới của hành vi trộm cắp thông tin trên mạng. Kỹ thuật xem lén thư điện tử sử dụng một đoạn mã ẩn bí mật gắn vào một thông điệp thư điện tử, cho phép người nào đó có thể giám sát toàn bộ các thông điệp chuyển tiếp được gửi đi cùng với thông điệp ban đầu. Chẳng hạn, một nhân viên phát hiện thấy lỗi kỹ thuật trong khâu sản xuất, anh ta lập tức gửi một báo cáo cho cấp trên thông báo phát hiện của mình. Một kẻ nào đó sử dụng kỹ thuật xem lén thư điện tử, có thể theo dõi và biết được toàn bộ thông tin trong các bức thư điện tử gửi tiếp sau đó bàn về vấn đề này. Và sẽ rất nguy hiểm nếu như các thông tin bí mật trong nội bộ doanh nghiệp bị kẻ xấu biết được và sử dụng vào những mục đích bất chính.
Đối với thương mại điện tử, trộm cắp thông tin trên mạng đang là một mối nguy hại lớn đe dọa tính bảo mật của các dữ liệu kinh doanh quan trọng, thông tin các công ty thiết kế web. Nạn nhân của nó không chỉ là các doanh nghiệp mà còn có những các nhân, những người có tham gia thương mại điện tử. Chẳng hạn, về phía người tiêu dùng, họ cần phải tin rằng họ đã tiếp cận một website có hệ thống bảo mật hoàn hảo, và công ty thiết kế web hay người cung cấp đã có những biện pháp thích hợp để đảm bảo an toàn thông tin cá nhân cho bản thân họ. Trên thực tế, rất khó có khả năng những thông tin cá nhân được cung cấp cho các công ty quảng cáo, hoặc sử dụng sai mục đích. Đây là điều mà khách hàng không hề mong muốn khi tham gia thương mại điện tử.
Trong kinh doanh, chúng ta thường cho rằng những mối đe dọa an toàn có nguồn gốc từ những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, nhưng thực chất những đe dọa này không chỉ đến từ bên ngoài mà còn có thể bắt nguồn từ chính những thành viên làm việc trong doanh nghiệp. Trong thương mại điện tử cũng vậy. Có nhiều website thương mại bị phá hủy, nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử phải gánh chịu hậu quả do dịch vụ bị ngưng trệ, do bị lộ các thông tin cá nhân hay dữ liệu tín dụng của khách hàng mà thủ phạm chính là những nhân viên làm việc trong doanh nghiệp, những người đã từng được tin tưởng và trọng dụng. Những nhân viên làm việc trong doanh nghiệp có thể truy cập các thông tin bí mật, hoặc xâm nhập tới mọi nơi trong hệ thống thông tin của tổ chức nếu như những biện pháp bảo mật thông tin của doanh nghiệp thiếu thận trọng. Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp, hậu quả của những đe dọa loại này còn nghiêm trọng hơn những vụ tấn công từ bên ngoài doanh nghiệp
Có thể nói giữ bí mật thông tin doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh thương mại điện tử không phải là điều dễ dàng. Đôi khi chỉ vì sơ suất doanh nghiệp đánh mất thông tin về sản phẩm mới có thể dẫn đến việc đối thủ cạnh tranh đưa ra thông tin về đối tác hoặc khách hàng rơi vào tay đối thủ cạnh tranh đưa ra sản phẩm mới mạnh hơn, mất ưu thế về thị trường. Hay những thông tin về đối tác hoặc khách hàng rơi vào tay đối thủ cạnh tranh có thể làm cho doanh nghiệp mất nguồn khách hàng. Vì thế đây là một rủi ro khá phổ biến mà các doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử đều có thể gặp phải.
Ngoài ra, các doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử cũng cần phải đảm bảo những bí mật thông tin cá nhân của khách hàng. Ngày nay thương mại điện tử đã trở nên quen thuộc trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Công việc mua bán qua mạng (e-shopping) hay các giao dịch thương mại nói chung (e-transactions) đang dần thay thế các hình thức truyền thống. Bạn có thể không thực sự thực hiện việc mua bán trên mạng nhưng việc bạn click vào một website nào đó để tham khảo chất lượng hay mẫu mã, giá cả cũng đã là một hoạt động của thương mại điện tử. Tuy nhiên, một trong các vấn đề làm đau đầu các doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử ngoài những vấn đề đã nêu trên là đảm bảo an toàn thông tin cá nhân cho khách hàng của mình. Theo BBBOnLine thì khoảng ba phần tư khách hàng tham gia mua bán trên mạng lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin. Không chỉ là những thông tin về thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng, số điện thoại, địa chỉ...mà ngay cả những thông tin về thói quen truy cập Internet cũng có thể bị đánh cắp. Thực ra không chỉ các tin tặc mới hành động như vậy, mà ngay cả một số doanh nghiệp cũng cố tình đi ngược lại với đạo đức kinh doanh khi thu nhập thông tin cá nhân và bán lại cho bên thứ ba.
Tin nổi bật Web master