Tục bát canh rêu đá của người Thái
Rêu đá là một món ăn đặc sản của người Thái ở miền núi Tây Bắc, Việt Nam. Đối với người Thái đây là món ăn không thể thiếu trên mâm cơm tiếp đãi khách quý cùng với măng chua, thịt gác bếp và cũng là món ăn không thể thiếu trong những ngày lễ của người dân ở đây. Thời điểm thường mọc của cây rêu đá là lúc chớm thu khoảng vào tháng ba âm lịch và chỉ được sử dụng chế biến món ăn trong vòng 2 đến 3 ngày vì rêu đá rất nhanh hỏng.
Canh rêu đá được chế biến như sau: rêu đá sau khi dùng chày đập nát và loại bỏ hết tạp chất sẽ cho vào nước luộc gà hoặc canh xương, khi ăn bạn sẽ thấy rất bùi và ngậy. Rêu đá nướng hay nộm rêu đá... cũng đều là những món rất thơm ngon, đậm đà bản sắc dân tộc Thái.
Lễ hội Xíp xí (Tết xíp xí) của người Thái, người Kháng
Lễ hội Xíp xí của người Thái, người Kháng tại vùng Tây Bắc được tổ chức vào ngày 14 tháng 7 âm lịch hằng năm là một phong tục giống như ngày rằm tháng 7 của người Kinh. Lễ hội này được tổ chức với mục đích thể hiện tình yêu quê hương, lòng biết ơn với người đã khai phá tạo mường, lập bản. Đồng thời, việc tổ chức lễ hội này là một hành động đẹp đẽ của người Thái, người Kháng nhằm giữ gìn bản sắc đặc trưng của dân tộc.
Vịt là lễ vật gần như quan trọng nhất trong lễ hội Xíp Xí này, bởi người Thái và người Kháng quan niệm rằng loài vịt gắn liền với đồng ruộng, sống suối, đời sống của những người làm nông; cúng thịt vịt là để vịt ăn hết sâu bọ hại lúa và mang những điều xui xẻo trôi tuột theo dòng chảy của sông suối.
Vào ngày Tết này, người người nhà nhà sẽ đến thăm nhau, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp bằng một thái độ niềm nở, hiếu khách. Phần hội của ngày Tết này có đa dạng các hoạt động cho người dân cùng vui chơi, như: hát chúc mừng, hát dạy làm người, hát bè trên sông, hát trao duyên, hát lúc ăn uống, lúc thăm hỏi nhau,...
Hãy thử một lần đến Tây Bắc vào dịp tết Xíp Xí, bạn sẽ cảm nhận được sự ấm áp, những nét đặc sắc, độc đáo, những giá trị tinh hoa còn được lưu giữ đến tận ngày nay trong các bản làng của người Thái, người Kháng.
Tết Xíp Xí của người Thái, người Kháng ở Tây Bắc
"Củi hứa hôn" và phong tục cưới hỏi của người Giẻ Triêng
Những cô gái Giẻ Triêng khi đến tuổi cập kê, nếu được một chàng trai mà mình ưng ý cầu hôn và muốn lấy người đó làm chồng thì thường lên rừng tìm những cây gỗ tốt đốn bằng nhau, phơi khô và cõng về nhà xếp ngay ngắn ở đầu nhà, hoặc trước sân và được che chắn cẩn thận để chuẩn bị cho "ngày lành tháng tốt" cõng đến nhà trai. Những bó củi đó được gọi là củi hứa hôn của người Giẻ Triêng.
Không chỉ cõng củi cho gia đình nhà chồng mà còn mang cho cả anh chồng, chị ruột của chồng đã xây dựng gia đình và ở riêng. Mang đến mỗi gia đình như vậy khoảng 20 đến 30 bó, còn nhà trai thường làm thịt 60 đến 70 con chim, con chuột để tiếp đãi khi nhà gái cõng củi đến nhà mình. Ngoài ra nhà trai còn tặng quần áo cho những người cõng củi đến để thay lời cảm ơn. Sau hôm cõng củi và lễ mời cơm ấy, họ hàng hai bên mới chính thức trở hành "sui gia", tiếp tục đi lại thăm hỏi nhau theo phong tục của người Việt Nam.
Lễ ăn cơm mới của người Xá Phó
Lễ ăn cơm mới hay còn gọi là Tết cơm mới của người Xá Phó cũng diễn ra trong 3 ngày chính như trong ngày Tết cổ truyền của cả nước:
Ngày đầu tiên: người lớn tuổi nhất trong nhà phải dựng một ngôi sàn nhỏ trên nương, bày một hòn đá, ba chén rượu, ba đôi đũa, một quả trứng gà luộc, ba sợi chỉ trắng và một nắm cơm rồi khấn thần lúa. Sau đó một mình đi gặt một vài cụm lúa mới để đem về cúng tổ tiên và trước khi về người gặt sẽ cắm một cái ta leo để cấm người lạ.
Ngày thứ 2: không còn là một người đi gặt nữa mà là cả hai vợ chồng chủ nhà cùng ra đồng cắt lúa nhưng không được nói với nhau câu gì và mỗi người sẽ gặt đủ 15 bó lúa về để cúng.
Ngày thứ 3: cả nhà cùng nhau đi gặt nhưng cũng trong sự im lặng. Chỉ khi lúa gặt xong chủ nhà rút ta leo lên thì mọi người mới được nói chuyện thoải mái với nhau.
Sau 3 ngày lễ, chính chủ nhà sẽ làm cơm tiếp đãi mọi người, dân làng sẽ đến ăn cơm mới của gia đình. Lúc này lễ hội ăn cơm mới coi như là kết thúc.
Tín ngưỡng phồn thực quanh vùng Đền Hùng
Hàng năm vào xuân thu nhị kỳ, các làng xung quanh đền Hùng đều mở hội với mục đích là cầu mong mùa màng, con người, con của được sinh sôi nảy nở cho đông đàn dài lũ, ngô lúa đầy cót đầy bồ. Lễ hội đó chính là phồn thực - là tín ngưỡng của các cộng đồng trồng lúc nước.
Để giải thích một cách đơn giản, dễ hiểu thì 'phồn thực' chính là từ nói về sự sự sinh trưởng, sinh sôi nảy nở. Mà vật tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở chính là 'nõ nường'. 'Nõn' chỉ dương vật của người đàn ông và 'nường' chỉ âm hộ của người phụ nữ. Do vậy, quanh đền Hùng có nhiều làng thờ sinh thực khí - biểu tượng chung của tín ngưỡng phồn thực.
Tin nổi bật Văn hoá