Chọn mua vật liệu:
Chọn những loại vật liệu tốt, đảm bảo, tất nhiên ko quá túi tiền. Nhiều gia đình quá chú trọng đầu tư vào phần hoàn thiện, nội thất. Chất lượng gạch, đá hồ vữa mới là yếu tố quyết định sự vững chắc, chống thấm nứt, v.v…
Nên chọn mua vật liệu ở những nguồn tin tưởng, có người bảo lãnh, nguồn gốc rõ ràng. Cùng một loại gạch, thép hình dạng gần như nhau nhưng chất lượng có đến 4,5… loại. Gia chủ phải nắm được để mua đúng loại mình cần.
Trong quá trình xây dựng, phải dặn dò đội thi công nếu có mẻ vật liệu nào kém chất lượng thì báo ngay để kịp thời bắt bên cung cấp vật liệu đổi lại cho mình. Đồng thời trách phạt nghiêm khắc.
+Bảo vệ vật liệu:
Thuê một người ngủ canh và giám sát 24/24. Tốt nhất là chọn người trong họ mạc, có sức khỏe, nhiệt tình và thật thà. Sắm một TV loại bình dân, một điện thoại di động nồi đồng cối đá cho giám sát.
Vật liệu phải che chắn cẩn thận, đặc biệt là tránh mưa dột. Xi măng cần kê cao khỏi nền một khoảng nhất định. Thép thì tiến độ đến đâu đưa về đến đấy, lấy thép về sớm sẽ làm thép biến chất và cũng khó để canh giữ.
Thép cây lấy về cần mua xích sắt loại to để khóa chùm lại, bọn trộm sẽ rất khó bê cả chùm thép, trong khi một vài cây thì chúng “nhảy” rất nhanh.
- Thi công:
Phần nề (xây, đo, giác, cân) thì đội thợ cứng sẽ tự làm được, hồ cháo xây cũng có tỷ lệ rõ ràng, thợ làm được luôn. Nhưng phần thép thì nhất thiết phải có người có chuyên môn hướng dẫn. Đội thợ lành nghề có thể nhìn bản vẽ để cắt buộc thép đúng nhưng không thể chính xác tuyệt đối. Trong khi thợ luôn muốn làm đơn giản nhất để lợi công. Những chỗ uốn móc, đai cột đai dầm, cắt ráp thép sẽ làm phiên phiến, thành ra nhất thiết phải có người hướng dẫn và giám sát công đoạn cắt buộc thép trước khi đổ bê tông.
Để rút ngắn thời gian thi công, bên thợ thường tư vấn cho chủ nhà rút bớt những chi tiết phức tạp, cầu kì. Cho nên chủ nhà phải có lập trường để bảo vệ ý tưởng thiết kế. Còn những chỗ mà đội thợ cho rằng bất hợp lý thực sự thì cần gọi người thiết kế đến để bàn bạc, nếu cần sẽ sửa đổi, chứ không để thợ tự tiện chỉnh sửa.
Đội thợ thường nhận thêm nhiều công trình một lúc nếu được, như thế sẽ phân tán thợ ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Cho nên lúc hợp đồng phải ghi chú rõ ràng số lượng thợ luôn đảm bảo, thường là 4,5 người thợ chính + 1,2 thợ phụ trở lên. Nếu không thì cho nghỉ thẳng cánh. Trừ những trường hợp đặc biệt mới cho phép thợ “chống cháy” dùm chỗ khác, còn thì phải luôn đảm bảo số thợ có mặt ở công trình.
- Thanh toán:
Nên thanh toán kịp thời theo từng giai đoạn để động viên tinh thần của thợ. Tất nhiên không trả quá khối lượng công việc làm được. Ví dụ thợ làm được 1/3 công trình, thì mình trả 1/4, thanh toán lần nào đều phải yêu cầu ký sổ nhận tiền lần đó vì trong quá trình thi công sẽ có nhiều lần ứng, hai bên đều có nhiều việc không thể nhớ hết các lần giao nhận tiền.
Xong từng phần như móng, cột, mái thì chủ nhà mời đội thợ đi nhậu một bữa, hoặc neo người thì đưa tiền cho chủ thợ để chủ thợ dẫn anh em thợ đi ăn. Nên đưa tiền cho chủ thợ ngay giữa đám thợ để đám thợ biết số tiền mình đưa cho chủ, tránh trường hợp đưa nhiều mà chủ thợ ỉm một phần.
Thỉnh thoảng cần bồi dưỡng riêng cho phụ hồ. Việc này khá quan trọng vì nếu hồ cháo được trộn đều thì chất lượng công trình sẽ tốt, và cuối buổi nếu hồ rơi vãi được thu vét chu đáo thì sẽ tiết kiệm được đáng kể xi măng, cát.
Trong suốt quá trình làm nhà phải luôn tôn trọng và động viên đội thợ, gần gũi và thân thiện đồng thời nghiêm khắc và kỹ tính để thợ làm cẩn thận và đảm bảo đúng thiết kế đã định.
>> Mẫu nhà đẹp
Kế hoạch tài chính trước khi xây nhà
Nếu bạn xem nhẹ việc lập kế hoạch chi tiêu cho việc xây nhà có thể bạn sẽ gặp khó khăn lớn khi đối diện với phát sinh hoặc kế hoạch tài chính hiện tại của gia đình bạn sẽ bị ảnh hưởng. Đừng để bạn phải chạy vạy khi nhà đang xây mà tiền mặt lại cạn do phát sinh. Hoặc giả như bạn hoàn thành ngôi nhà rồi mà tiền vốn dành cho việc chi tiêu khác cũng hết sạch… Đó cũng chỉ là một số trường hợp bạn có thể gặp phải khi không xác định trước khoản tiền chi tiêu để xây nhà
1. Ước tính chi phí đầu tư
1.1. Chi phí xây dựng cơ bản
Đây là chi phí bạn cần để xây dựng ngôi nhà đến mức độ hoàn thiện phần kiên cố và có thể đã bao gồm các phần: Ốp lát, trần thạch cao, kệ bếp, gỗ và sơn nước trong ngoài. Theo cách tính phổ biến hiện nay, mọi người thường tính theo suất đầu tư (chí phí xây dựng cho một mét vuông sàn xây dựng), sau đó nhân với số mét vuông trên tổng diện tích sàn xây dựng thực tế của ngôi nhà. Bạn nên tham khảo số liệu thống kê về suất đầu tư từ các công ty thiết kế, thi công uy tín hoặc những người đã có kinh nghiệm xây nhà.
1.2. Chi phí trang trí nội thất
Bạn có thể tính phần này bao gồm chi phí để mua thiết bị nhà tắm, bếp ga, bếp điện, máy lạnh, bàn ghế, giường tủ, đèn trang trí, rèm cửa và các trang thiết bị gia dụng khác cần sắm mới. Lý do chúng tôi đề nghị bạn tính riêng loại chi phí này vì đây là phần rời và hoàn toàn có thể được trang bị sau khi ngôi nhà hoàn thành. Thời gian trang bị thêm những đồ này không phụ thuộc vào thời gian xây nhà mà tuỳ vào tình hình tài chính của bạn. Một điểm nữa là bạn cũng có thể tách phần này ra khỏi công việc của nhà thầu xây dựng.
Thực tế là việc xây dựng nhà luôn luôn có xu hướng phát sinh so với chi phí ước tính theo cách trên. Vì vậy với số tiền tạm tính trên, bạn nên dự trù thêm từ 10%-30%. Với khoản dự phòng này bạn sẽ yên tâm hơn khi trao đổi nhu cầu của mình với kiến trúc sư thiết kế rồi đến nhà thầu thi công.
Lưu ý: Sau khi thiết kế của ngôi nhà đã hoàn thành, bạn hãy sử dụng Dự toán thi công xây dựng kèm theo Hồ sơ thiết kế để thay thế cho cách ước tính như trên. Dự toán thi công xây dựng có độ chính xác và tin cậy hơn cách ước tính chi phí.
2. Phương án tài chính
Hầu hết gia chủ khi quyết định xây nhà đã dự trù trước phương án tài chính. Tuy vậy trong phần này chúng tôi cũng muốn bổ sung thông tin theo tình hình hiện nay nhằm giúp các bạn có thêm phương án lựa chọn có lợi nhất cho mình. Ngoài cách truyền thống vay từ gia đình, người thân và bạn bè, bạn có thể vay tài chính từ bên ngoài để xây nhà. Đúng vậy với sự phát triển của hệ thống tài chính và ngân hàng tại Việt Nam hiện nay, bạn hoàn toàn có thể vay số tiền mà bạn cần để xây nhà bằng hình thức tín chấp hoặc thế chấp chính căn nhà đó. Chúng tôi khuyến khích bạn chọn phương án này nếu số tiền đó của bạn đang phục vụ việc kinh doanh, bạn sẽ thu lãi nhiều hơn số lãi vay. Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ trụ sở các ngân hàng gần nhất để biết thêm chi tiết trước khi bạn bắt đầu.
Những lưu ý khi muốn xây nhà biệt thự
Sau khi chọn được địa điểm để xây dựng biệt thự sân vườn, việc tiếp theo của bạn là lên thiết kế kiến trúc nội ngoại thất cho nó.Biệt thự có những yêu cầu, tiện nghi riêng gắn liền với người sử dụng. Khi xây dựng một căn biệt thư cần phải biết về những "tiêu chuẩn thiết kế" của một không gian sống mới trong nhà ở nói chung và nhà ở biệt thự nói riêng
Biệt thự thường có sự phân biệt rạch ròi giữa không gian công cộng và riêng tư.1. Không gian công cộngKhông gian công cộng được hiểu khái quát là không gian chung phục vụ cho nhiều người gồm sảnh, phòng khách, khu sinh hoạt chung...
Sảnh trong biệt thự là không gian không thể thiếu. Một phòng sảnh hợp lý sẽ tạo cảm giác trang trọng cho ngôi nhà và cũng giúp không gian bên trong được kín đáo, ngăn nắp và sạch sẽ hơn rất nhiều ,một sảnh hợp lý chính là phải biết sắp sếp và chọn các vật dụng sao cho phù hợp với từng không gian rộng hay hẹp để tạo nên sự ấm cúng nhưng không kém rộng rải và thoáng đãng .Thiết kế nội thất phòng khách biệt thự:
Phòng khách trong biệt thự chỉ có chức năng chính là tiếp đón khách. Một phòng khách luôn cần tạo sự sang trọng và lịch sự, không nên bày biện quá nhiều mà nên chọn lọc một số đồ nội thất thiết yếu và một số đồ trưng bày có giá trị thẫm mỹ cao.
Phòng khách nên rộng rãi, thoáng và nên có góc nhìn ra vườn hoặc phong cảnh tự nhiên. Phòng khách rộng đến mức nào còn phụ thuộc theo tổng diện tích của ngôi nhà. Thông thường phòng khách nên từ 20 đến 25 m2 cho nhà biệt thự loại nhỏ; từ 25 đến 30 m2 cho nhà biệt thự loại trung bình, từ 30 đến 40 m2 cho nhà biệt thự loại lớn và từ 40 m2 trở lên cho dinh thự.Khu sinh hoạt gia đình gồm phòng ăn chính, bếp, phòng gia đình. Khu sinh hoạt gia đình nên thiết kế liên hoàn và gắn kết chặt chẽ với nhau.Thiết kế nội thất phòng ăn trong biệt thựPhòng ăn(phòng tiệc) nên là phòng nối với phòng khách và khu cầu thang chung.
Phòng ăn chính là nơi sử dụng cho gia đình và là nơi tổ chức tiệc chiêu đãi trong những dịp đặc biệt. Không gian này nên ấm cúng; lịch sự và cần thiết kế rộng rãi. Thường một phòng ăn chính nên sử dụng cho 8-12 người. Đây cũng là không gian để mọi người trò chuyện trước bữa ăn nên có thể kết hợp những đồ có giá trị về kỷ niệm của gia đình; những đồ tao nhã, xinh xắn cũng sẽ giúp cho không gian phòng ăn trở nên đầm ấm hơn. Một phòng ăn chính trong nhà ở biệt thự nên có diện tích từ 20 đến 30 m2 và nên mở rộng tối đa hướng nhìn ra vườn cảnh của nhà.
Khu bếp luôn là yếu tố quan trọng trong nhà ở nói chung. Với nhà biệt thự, một khu bếp tiêu chuẩn ngoài những yêu cơ bản về công năng sử dụng như tam giác hình học bếp gas - chậu rửa -tủ lạnh không nên vượt quá 5 m hay những thiết bị tiện ích khác thì bạn còn phải lưu ý thêm một vài tiêu chuNn. Một căn bếp tốt sẽ luôn cần một bàn gia công thực phẩm sạch kết hợp làm bàn soạn đồ ăn, một bàn ăn nhanh đa năng cho 2-4 người kết hợp làm bàn sơ chế cho người nội trợ sử dụng; một tủ bát đĩa riêng và một kho đồ bếp riêng sẽ giúp cho căn bếp của bạn luôn sạch sẽ, ngăn nắp. Có nhiều dạng sơ đồ bố trí một khu bếp như dạng thẳng, chữ U, chữ L hay dạng song song... Bếp nên sáng sủa và cần được thông thoáng tốt. N ên bố trí hệ chậu rửa gần cửa sổ lấy sáng tự nhiên. Bạn nên thiết kế khu bếp sao cho hợp lý nhất về sơ đồ bố trí và cả diện tích sử dụng để giảm tối đa thời gian di chuyển của người nội trợ trong bếp.Phòng gia đình gắn liền khu phòng ăn chính và khu bếp có lẽ vẫn còn khá "xa xỉ" trong nhà ở hiện nay. Thực chất, phòng gia đình thường được sử dụng nhiều trước và sau bữa ăn. Phòng gia đình là nơi tụ họp các thành viên trong gia đình khi ở nhà, là nơi giúp mọi người trò chuyện và chia sẻ với nhau nhiều hơn. Trong các ngày thường thì phòng gia đình chỉ được sử dụng nhiều vào buổi tối nên không cần thiết phải có một phòng gia đình quá lớn, chỉ thường từ 20 đến 25 m2. Thiết kế nội thất phòng giải trí trong biệt thựPhòng giải trí đa năng trong nhà thường là nơi tổ chức hoạt động vui chơi như xem phim, nghe nhạc, chơi game, văn nghệ và có thể một số trò chơi bổ ích khác. Phòng giải trí đa năng cũng có thể kết hợp làm phòng chơi cho trẻ nhỏ và cũng nên bố trí thêm hệ quầy bar pha chế cho gia đình trong phòng này.
Phòng giải trí đa năng nên rộng rãi, tốt nhất ở tầng 2 và nên kết hợp với hệ ban công hoặc logia rộng. Thường nên thiết kế phòng giải trí đa năng có diện tích từ 25 đến 40 m2.Thiết kế khu vệ sinh trong biệt thựKhu vệ sinh chung chỉ nên thiết kế ở các khu công cộng như gần phòng khách, phòng ăn chính, khu giải trí đa năng bởi trong nhà ở biệt thự thì tính độc lập và riêng tư cho mỗi phòng ngủ là rất quan trọng (thường mỗi phòng đã có vệ sinh riêng rồi). Các phòng vệ sinh chung không cần rộng và không cần có phòng tắm, có diện tích chừng 3-5 m2. N ếu bạn cần một khu tắm đặc biệt cho cả gia đình (xông hơi, xông khô và bồn sục) bạn nên tổ chức thành một khu riêng biệt cho gia đình, nên bố trí ở tầng trên cùng hoặc trong vườn nếu có thể.Thiết kế phòng đọc sách trong biệt thựMột thư viện riêng sẽ thực sự hữu ích cho các thành viên trong gia đình. Thư viện gia đình có thể là nơi học tập, làm việc hay là một phòng truyền thống cho gia đình. Bạn nên bố trí thư viện ở khu yên tĩnh nhất của ngôi nhà và nên có diện tích vừa đủ.
2. Không gian riêngTrong nhà ở nói chung, không gian riêng tư chủ yếu thuộc về các phòng ngủ riêng cho mỗi cá nhân trong gia đình.Thiết kế nội thất phòng ngủ trong biệt thựPhòng ngủ lớn (thường dành cho chủ nhà) luôn cần bố trí ở nơi ít đi lại nhất trên một tầng. Phòng ngủ vợ chồng luôn đòi hỏi tiêu chuẩn diện tích rất cao và tiện nghi hơn hẳn những nơi khác. Một phòng ngủ vợ chồng tiêu chuẩn trong nhà ở biệt thự luôn cần các không gian đi kèm như phòng sảnh đệm (nơi tiếp xúc trực tiếp với không gian bên ngoài, làm tăng sự kín đáo, cũng có thể kết hợp đặt hệ kệ gương và đồ bày trang trí nhỏ. N ên thiết kế với diện tích vừa đủ và có phong cách tao nhã); phòng thay đồ (nơi để hệ tủ quần áo sạch, bNn, tủ giày dép, mũ. Phòng đồ còn có thể sử dụng làm hệ tủ kho treo chứa chăn, ra phủ... nên thiết kế phòng đồ dài và có diện tích từ 8 đến 15 m2); phòng vệ sinh (thiết kế rộng với hệ tủ lavabo kết hợp bàn trang điểm, phòng tắm đứng, bồn tắm nằm và phòng xí riêng và có thể kết hợp với một số đồ bày, trang trí tự nhiên. N ên thiết kế với diện tích vừa đủ, từ 10 đến 15 m2).
Phòng ngủ chính nên rộng với hệ giường đôi loại lớn (1,8 x 2m; 2 x 2m), nhất thiết không kê giường áp tường. Phòng này nên có hệ tủ TV, sofa nghỉ, tủ đồ bày và hệ bàn viết.Nên thiết kế phòng ngủ chính rộng từ 20-30 m2 và có cử sổ rộng hướng về phía có cảnh quan đẹp.Phòng ngủ riêng, chỉ sử dụng cho cá nhân nên không cần diện tích quá lớn; nên dùng giường đơn (1,2 x 2 m hoặc 1,5 x 2 m). Phòng chỉ cần hệ tủ đồ(nên làm âm tường), hệ bàn viết và có thể có tủ TV nếu cần. Phòng này nên có diện tích từ 14 đến 18 m2. Riêng phòng ngủ người giúp việc hoặc phòng ngủ dự phòng chỉ nên có diện tích từ 9 đến 12 m2. Vệ sinh riêng không nên rộng quá, chỉ cần tủ lavabo, bàn cầu, khay tắm đứng. Diện tích hợp lý chỉ trong khoảng 4-6 m2.
Nguồn: http://xaydungnhadep.vn/chia-se-kinh-nghiem-xay-nha-322.html
Tin nổi bật Blog