Chó Husky trắng lông xù

Đã xem: 226
Cập nhât: 9 năm trước
Cách chăm sóc lông cho chó Husky trắng lông xù 1. Bắt đầu Để tiến hành chăm sóc bộ lông cho cún cưng của mình bạn hãy xem xét chú chó của mình một cách kĩ lưỡng về mọi mặt. Lúc này bạn không nên xem nó là thú cưng mà nên xem chúng là một bệnh nhân cần được chăm sóc. 2. Những yêu cầu

Cách chăm sóc lông cho chó Husky trắng lông xù

1. Bắt đầu

Để tiến hành chăm sóc bộ lông cho cún cưng của mình bạn hãy xem xét chú chó của mình một cách kĩ lưỡng về mọi mặt. Lúc này bạn không nên xem nó là thú cưng mà nên xem chúng là một bệnh nhân cần được chăm sóc.

2. Những yêu cầu về việc chăm sóc bộ lông chó

Bộ lông của chó phải thường xuyên được chải, chà xát nhẹ và mát xa. Trong trường đặc biệt thì cần phải uốn hoặc ép như tóc của người

3. Các dạng lông của chó

Nói về dạng lông chó thì nó rất đa dạng nhưng chủ yếu như: lông cứng, lông mịn, lông quăn… Hay phân biệt chúng bằng: ngắn hoặc dài, thưa hoặc dày. Nếu không bắt đầu chăm sóc từ bé thì rất nhiều chú chó chẳng có một tí hứng thú với việc này nhất là chúng ta lật ngửa ra sẽ gây ra cảm giác sắp bị một việc gì đó nguy hiểm.

Ở thị trường hiện nay có dủ các thể loại dầu xả, dầu tắm… chuyên dành cho các loại chó khác nhau, nhưng quan trọng là phải chọ loại nào cho phù hợp với thú cưng của mình.

4. Cách chăm sóc bộ lông chó

Khi chăm sóc chó phải tương đương với thể trạng của chúng, tạo ra cảm giác được thư giản, thoải mái và việc thay đổi thất thường của thời tiết. Đầu tiên chúng ta phải có biện pháp loại trừ các loại kí sinh trùng trên cơ thể chó như bọ nhảy, rận, ve… Mỗi loại kí sinh trùng có các loại thuốc diệt riêng. Các bạn có thể tham khảo trên mạng hoặc nhờ bác sĩ thú y tư vấn.

Lông chó luôn cần có một lớp mỡ tự nhiên trên cơ thể bảo vệ. Vì thế, nếu được thường xuyên chải lông sẽ tạo cảm giác thoải mái, thích thú cho chúng. Lông bị bẩn lâu ngày gây khó chịu và đặc biệt sẽ dễ bị mắc bệnh ngoài da và nội tạng. Khi chúng “bẩn” cũng là một điều kiện khá thuận lợi cho các loại kí sinh trùng phát triển.

Chải lông chó sẽ chống việc bẩn lông và sẽ giúp máu của chúng lưu thông tốt hơn. Nhiều giống có đặc điểm là tính thay lông mạnh và mùa xuân và thu. Trong thời kì chúng bắt đầu thay lông phải dùng các loại lược hoặc bàn chãi thưa sao cho phù hợp để loại bỏ lông rụng và giúp cho lông mới có điều kiện phát triển tốt hơn.

khi chúng ta chải lông cho chúng cần chú ý tới những vùng mà chúng bị tổn thương. Thường thì mọi người chỉ sẽ chải phần lông trên đường sống lưng và hai bênh hông. Nhưng ở phần cổ, gáy và giữa chân là nơi dễ bị keo nhất.

Chúng không thích đụng chạm vào vùng bụng và các bộ phận nhạy cảm. Nếu chạm đến chúng có thể có những hành động kì quái như cắn lược, bỏ chạy… Tuy nhiên cũng không phải vì thế mà chúng ta bỏ qua. Hãy dùng các loại như găng tay cao su có gai và làm một cách nhẹ nhàng nhất có thể.

Tuỳ loại lông chó mà mà có cách chăm sóc khác nhau. Cần phải tìm hiểu cho kĩ để có thể chăm sóc tốt nhấtv. Đặc biệt lưu ý đến giống chó có bộ lông ngắn và bộ lông dài.

  • Cách chăm sóc cho bộ lông cứng hay còn được gọi là lông bàn chải

Chu kì chăm sóc của bộ lông này tuỳ thuộc vào độ dài của lớp lông. Nếu với lông ngắn thì việc chăm sóc không nhiều và ngược lại. Khi chúng ta chải lông chó cần phải chọn lược hay bàn chải cho phù hợp. Chải nhẹ từ chân lông không được để răng lược hay răng bàn chải đông vào da chúng.

Nếu gặp vùng bị rối có thể chải ngược vài lần rồi hãy chải bình thường. Trong quá trình chải chúng ta nên mát xa nhẹ trên lớp da của chúng để kích thích các tuyến mỡ ở lông chân được hoạt động, tuyến mỡ này có chức năng giúp cho lông của chúng bóng mượt và mềm mại hơn. Khi chải chúng ta cần lấy hết phần lông chết hoặc rụng. Ta nên dùng lược  thưa để chải tiếp theo mới sử dụng đến lược dày và cuối cùng sử dụng lại lược thưa.

  • Cách chăm sóc cho bộ lông dài và lông uốn quăn

Cơ bản chúng không khác xa gì lắm so với lông ngắn, chỉ khác là chúng cần được chải nhiều hơn trong từng ngày. Chúng thường bị vón ở phần cổ, vì thế cần chải thật kĩ bằng lược răng dài sau chỉa bằng lược thưa chúng ta cần chải lại bằng lược dày hoặc bàn chải để lông chúng có thể vào nếp.

Đối với chó lông quăn và xoắn thường thì lông chúng quá dày cần phải được tỉa bớt, việc tỉa lông cần thực hiền 3-4 tuần một lần chỉ cần tỉa sơ không được làm tổn hại đến bộ lông. Đối với các bạn không chuyên thì nên đêm chúng tới những nơi có chuyên môn.

5. Tắm cho chó

Chúng ta có thể cho chúng tự bơi xuống ao hồ để đùa nghịch và làm sạch lông. Tuy nhiên đối với các bạn sống ở thành phố thì không có ao hồ nên cần tắm theo một chu kì nhất định luôn giữ cho chúng trong tình trạng sạch sẽ nhất có thể.

Nhưng đối với những giống chó cần nhiều đến việc chải lông thì chúng ta nên cân nhắc việc tắm cho chúng. Lớp lông của chúng thường có đủ những chức năng có bản như chống chọi với mọi thời tiết và luôn có một lớp mở bảo vệ song song. Mỗi khi chúng đi chơi bị bẫn thì nên rửa nhẹ với nước là đủ. Tắm quá nhiều bằng các loại sữa tắm không đúng sẽ làm mất đêi lớp mở bảo vệ lông  sẽ gây ra việc dễ mắc bệnh ở chúng. Khi chọn sửa tắm phải tìm hiểu thật kĩ tốt nhất là nên nhờ đến bác sĩ thú y.

Tóm lại, việc chăm sóc để có một bộ lông chó hoàn hảo đòi hỏi một sự kì công nhất định. Với những chia sẽ ở trên sẽ một phần nào đó giúp cho thú cưng của bạn có một bộ lông tuyệt vời nhất có thể.

Bệnh rụng lông ở chó Husky trắng lông xù và cách điều trị

Nguyên nhân: Do nội tiết rối loạn nên dù không phải thời kỳ rụng lông nhưng chó Husky vẫn bị rụng lông từng phần hoặc toàn thân, nguyên nhân khác có thể do ve hình giun và nấm gây nên.

Rụng lông do rối loạn nội tiết: Thời kỳ đầu màu lông sẫm lại, da có vảy, lông thưa dần, sau đó xuất hiện tình trạng rụng lông ở phần bụng, ngực. chó Husky bị rối loại nội tiết ở nhiều cơ quan như tuyến giáp, rối loạn kích tố tuyến thượng thận, rối loạn chức năng sinh dục. Do chức năng tuyến giáp giảm sút dẫn đến rụng lông, chó Husky bị bệnh thích ngủ, dễ mệt mỏi, quá mập, không sinh đẻ, không chịu được lạnh; da dẻ thô ráp và khô, lông thưa dần và bắt đầu bện thành lớp.

Do bị u tuyến thượng thận, tuyến thùy não kích thích tuyến thượng thận tiết ra nhiều hormon. chó Husky ăn uống quá mức, tiểu nhiều, cơ thịt teo nhỏ, dễ mệt mỏi, mỡ xuất hiện ở dạng ống, vòng bụng tăng; da mỏng hơn, có thể thấy rõ các mạch máu trên da và nếp nhăn vùng bụng. Rối loạn tuyến sinh dục, chó Husky đực có thể thấy các u nhỏ ở tinh hoàn, bệnh rụng lông ở chó Husky cái thường liên quan đến u buồng trứng, thường bị rụng lông – bình phục cứ thế nhiều lần, kèm theo là vú và âm hộ sưng to.

Rụng lông do da bị nấm: Do điều kiện vệ sinh không tốt, khiến cho da bị nấm, gây nên bong tróc lớp da trên, lông và móng vuốt bị tổn thương. Các bào tử nấm đã có sẵn trên cơ thể chó Husky lâu ngày, chỉ gây viêm nhẹ, 50% bệnh nấm gặp ở chó Husky là do các bào tử nấm này gây ra. Bào tử nấm dạng thạch cao là loại vi khuẩn thích bùn đất, loại này thỉnh thoảng gặp phải khi khí hậu ấm áp.

Cách chữa trị: đầu tiên tiêm Griseofulvin 15mg/kg trọng lượng cơ thể, cho ăn loại thức ăn có mỡ cao để kích thích hấp thụ đường ruột, nếu nấm ít có thể bôi các thuốc kháng khuẩn như Clotrimazole.

Rụng lông do ve: Thường bị ở trên mặt và đùi, đa số là bệnh mãn tính, có biểu hiện: lông thưa thớt hoặc rụng hết từng phần, da dày lên, các nếp nhăn nhiều và sẫm, nang lông phình to từ đó chảy chất mỡ ngoài da hoặc phá hoại lớp nang lông, tiến vào lớp da thật, do ngứa ngáy làm tổn thương da hoặc nhiễm trùng da gây lở da.

Cách chữa trị: Nếu ve xuất hiện trên cả cơ thể thì khó chữa trị. Lúc chữa trị nên cắt bỏ da bị nhiễm bệnh và vùng da xung quanh, dùng cồn làm sạch. Nếu vùng viêm nhiễm lớn cần dùng xà bông lưu huỳnh hoặc dầu gội rửa sạch, bỏ đi lớp da bị tổn thương bên trên.

Nên dùng các loại thuốc ít độc, có hiểu quả cao, dễ thẩm thấu như hỗn hợp đá lưu huỳnh, 0.5% DDVP (dimethyl-dichloro-vinyl-phosphate), Dipterex, ở nước ngoài có người đề nghị dùng cồn Rotenon 75% bôi lên sẽ cho kết quả tốt. Nếu chó Husky có hiện tượng bị nhiễm khuẩn thì nên nghĩ đến việc dùng thuốc kháng khuẩn điều trị.

>> Chó Husky

Cách chăm sóc chó Husky trắng lông xù khi mang thai

1. Thức ăn cho chó mang thai.

Trong 30 ngày đầu không dễ xác định chó có mang thai thật hay chưa, vì vậy chủ chó hãy chăm sóc chó cái xem như đã mang thai. Ăn uống đủ chất, tránh thừa dư mỡ, protid gây tiêu chảy hoặc các bệnh đường ruột.

Trong vòng 3 tuần đầu tiên, do có những biến đổi về sinh lý cơ thể, chó mẹ có thể xuất hiện một số dấu hiệu tương tự như "nghén" ở người với biểu hiện: kém ăn, ăn ít hoặc không ngon miệng... chủ chó cần phát hiện các thay đổi và cần thiết thì phải mời Bác sỹ Thú Y thăm khám kẻo lẫn lộn với nghén và mắc bệnh ốm thật!

Nhu cầu khoáng chất, đặc biệt là can-xi trong khẩu phần thức ăn cùng với vận động nhẹ nhàng dưới ánh sáng mặt trời là quan trọng với chó mẹ mang bầu.

Bắt đầu từ 35 ngày trở ra, thai phát triển nhanh, chó mẹ tăng nhu cầu dinh dưỡng, nhưng nên tập cho ăn chia làm nhiều bữa trong ngày vì dạ dày thường bị sức ép của thai đè nén, chó ăn no hay bị nôn ói.

2. Thuốc và vacxin cho chó mang thai

Mọi loại thuốc xử dụng trong thời gian mang thai kể cả khoáng chất và vitamin cần phải có thăm khám và chỉ định của các bác sỹ thú y.

Các loại vaccine tốt nhất hoàn tất trước khi chó phối giống và bảo đảm có miễn dịch tốt, kháng thể miễndịch sẽ truyền qua bào thai, qua sữa mẹ cho đàn con sau này. Không nên tiêm vaccine khi chó mẹ mang bàu.

3. Chế độ vận động, luyện tập hàng ngày.

Không quá giữ, không cho vận động rồi lại "nhồi" chó ăn quá mức gây các rối loạn vận động và tiêu hóa. Nên cho vận động tự nhiên trong một không gian phù hợp.

Tuy nhiên trong ít nhất 3 tuần đầu mang thai, nên tránh cho chó mang thái tiếp xúc với nhiều chó khác, đặc biệt chó lạ.

4. Trị ve rận và xổ giun sán cho chó mang thai

Giun tròn và giun móc có thể xâm nhiễm từ mẹ qua bào thai nên tảy cho mẹ trước khi nhân giống. Trường hợp đặc biệt cần dùng khi mang thai cần có chỉ định của các bác sỹ thú y.

Có thể tiếp tục dùng thuốc phòng bệnh giun tim khi chó mẹ mang thai theo lịch trình, còn các loại thuốc tảy giun sán, ve, rận khác cần có chỉ định và lựa chọn của bác sỹ thú y bảo đảm an toàn cho thai và sản sinh sữa mẹ.

5. Vệ sinh chuồng trại

Tránh các nguồn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, hóa chất độc, hoang thú gậm nhấm... Giữ cho cơ thể mẹ sạch sẽ, phòng tránh nhiễm Canine Herpes virus làm chó con chết yểu sau khi sinh.

Mọi nghi ngờ, vướng mắc cần có tư vấn của các bác sỹ thú y. Chủ nhân không nên chủ quan về hiểu biết, kinh nghiệm của mình mà không tham khảo chuyên môn. 

Bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích về cách chăm sóc, huấn luyện, chọn mua chó Husky thuần chủng qua các bài viết chó Husky giá rẻ.

Mua bán chó Husky thuần chủng, giá rẻ uy tín ở đâu?

Mua bán chó Husky thuần chủng tại MuaBanNhanh.com. Để được cập nhật nhanh chóng thông tin giá cả của giống chó Husky hãy xem ngay: Chó Husky

Nguồn: http://muabannhanhthucung.com/cho-husky-trang-long-xu/64

Đăng bởi Minh Thiện 10-12-2015 226

Chuyên mục: Blog
Các bài viết liên qua đến Chó Husky trắng lông xù

Tin nổi bật Blog

Chó Husky trắng lông xù
Cách chăm sóc lông cho chó Husky trắng lông xù 1. Bắt đầu Để tiến hành chăm sóc bộ lông cho cún cưng của mình bạn