7 đặc tính của Web 2.0
1. Web có vai trò nền tảng, có thể chạy mọi ứng dụng
2. Tập hợp trí tuệ cộng đồng
3. Dữ liệu có vai trò then chốt
4. Phần mềm được cung cấp ở dạng dịch vụ thiết kế trang web và được cập nhật không ngừng
5. Phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng
6. Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị
7.Giao diện ứng dụng phong phú
Toàn cảnh Web 2.0 qua 8 định nghĩa
Công nghệ thiết kế Web 2.0 đang xuất hiện khắp nơi trong thế giới Internet và tác động lớn đến thói quen duyệt web của người sử dụng. Tuy nhiên, chưa một khái niệm nào về xu hướng này đủ bao quát và thỏa mãn tất cả mọi người.
Kết hợp định nghĩa của các chuyên gia công nghệ lại với nhau, người ta có thể hình thành một sơ đồ cơ bản về thế giới mới mẻ đó. Theo quan điểm của nhiều người, Web 2.0 là:
1. Trí thông minh của số đông: Định nghĩa này đề cập đến những trang như Digg (cho phép mọi người tự giới thiệu và đánh giá sức hút, giá trị của một câu chuyện, một bài viết…) hoặc như Google Search (xếp hạng tầm quan trọng của một trang web phụ thuộc vào số lượng và chất lượng các đường link trỏ tới trang đó). Nhưng định nghĩa trên không thể được áp dụng cho Google Maps hay bất cứ mô hình phần mềm dịch vụ SaaS nào như Basecamp (công cụ web cho phép quản lý các dự án), Writely (trình xử lý văn bản trực tuyến), 30boxes (nhật ký lịch trình công việc trên web)…
2. Các ứng dụng web chia sẻ: Quan niệm này đối lập với định nghĩa đầu tiên nhưng lại tương ứng với những chương trình như Basecamp và Writely. Tuy nhiên cụm từ "ứng dụng" không phải lúc nào cũng chính xác. Chẳng hạn, người ta có thể gọi Google Search là một ứng dụng web, nhưng MySpace - cũng thuộc xu thế Web 2.0 - lại không thể được coi là "ứng dụng" bởi nếu thế thì mọi website đều trở thành ứng dụng cả.
3. Web hoạt động như một nền tảng: Khi đưa ra giải thích này, Tim O’Reilly, Giám đốc điều hành công ty O'Reilly Media (Mỹ), ám chỉ các dịch vụ không thể tồn tại mà không có web như eBay, Craigslist, Wikipedia, del.icio.us, Skype và Dodgeball. Nhưng nếu thế mọi cộng đồng trực tuyến khác đều có thể được xếp vào mục này. Nói cách khác, định nghĩa về Web 2.0 này quá rộng.
4. Sự tham gia của người sử dụng: Lý giải này nhấn mạnh sụ khác biệt giữa website truyền thống và những dịch vụ mới như YouTube, Flickr và OhMyNews - nơi người đọc và xem nội dung cũng là người đóng góp thông tin - nhưng lại "bỏ rơi" mất các dịch vụ SaaS.
5. Khả năng tương tác và tính năng phong phú: Công nghệ AJAX, CSS... cho phép tạo ra các trang web động, có thể hiển thị đa dạng thông tin hơn. Nhưng rõ ràng MySpace hiện là một trong số những website ít "phong phú" nhất. Ngay cả Google Search, trước khi được trang bị khả năng dự đoán từ khóa hồi đầu năm nay, cũng không sử dụng bất cứ công nghệ "tuyệt vời" nào phía trên cả.
6. Một thuật ngữ được marketing rầm rộ: Đây là suy nghĩ của những người theo chủ nghĩa hoài nghi. Họ cho rằng người hâm mộ và cả các công ty thương mại đứng đằng sau Google Search, Amazon, eBay và Craigslist đã tán tụng chúng quá đà.
7. Lúc nào cũng là bản Beta: Thực ra định nghĩa này là một lời khen ngợi, ý nói các ứng dụng công nghệ Web 2.0 sẽ không bao giờ có "phiên bản chính thức" vì chúng luôn được cập nhật và đổi mới. Đa số các dịch vụ của Google vẫn trong giai đoạn thử nghiệm. Flickr cứ 30 phút lại được thay đổi, chỉnh sửa còn MySpace và nhiều mạng xã hội khác cũng mở rộng tăng tính năng mới vài tuần một lần. Nhưng hệ điều hành Windows và Mac OS vẫn được vá lỗi hàng tháng, chương trình diệt virus cũng liên tục cập nhật mỗi ngày dù chúng đâu có thuộc Web 2.0.
8. Chẳng là gì cả: Đây là một trong những câu trả lời phổ biến nhất trong các cuộc khảo sát về Web 2.0. Đối với nhiều người sử dụng, các ứng dụng, website, dịch vụ thế hệ mới thực chất chỉ là sự kết hợp lại những tính năng đã có sẵn từ trước. Hơn nữa, Web 2.0 còn quá non trẻ để người ta có thể tin tưởng nó sẽ trở thành "một cái gì đó" quan trọng.
Tin nổi bật Web master