Phương thức để tận dụng tốt mẫu quảng cáo
Đối với các công ty, doanh nghiệp việc quảng bá sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh chóng là một trong những thành công lớn để mang lại lơi nhuận. 4 phương thức tận dụng tốt các mẫu quảng cáo hơn sẽ giúp bạn hoàn tất khâu giới thiệu này tốt hơn.
1.Khuyến khích sự hưởng ứng
Mỗi quảng cáo đều phải hướng khách hàng đến một động thái nào đó thật cụ thể, chẳng hạn kêu gọi họ truy cập vào website của bạn hoặc liên hệ với bạn qua một số điện thoại. Nhưng điều đó sẽ là chưa đủ nếu chỉ đơn giản kêu gọi mà chẳng thông báo cho họ biết họ sẽ được gì từ việc làm đó.
Do vậy, hãy mang đến cho họ những lý do tuyệt vời nhất. Ví dụ đối với quảng cáo in trên poster hay trên tạp chí, hãy bắt đầu bằng một dòng tiêu đề mang đậm tính lợi ích cho người mua, gợi ý về những lợi ích ấy bằng lời văn có ý mở, sau đó giải thích nó bằng những chi tiết cụ thể hơn, chẳng hạn như ghi rõ bằng cách nào nhà quảng cáo sẽ mang đến những lợi ích cho khách hàng.
Bằng cách này, quảng cáo của bạn sẽ tạo nên những khác biệt với những công ty khác cùng mang đến những sản phẩm hay dịch vụ tương tự. Quảng cáo ấy sẽ kêu gọi hành động thực tế nhất thông qua lời kể của khách hàng truyền thống cho các khách hàng tương lai về việc bằng cách nào họ có thể tận dụng tốt những ích lợi hay các đợt khuyến mãi.
2. Gợi ý
Là người tiêu thụ hàng hóa, chúng ta đều luôn tìm kiếm ra những mặt mới nhất và tuyệt hảo nhất của hàng hóa hoặc dịch vụ. Vậy đâu là lời gợi ý về các thông tin mới nhất trong đợt tuyên truyền quảng cáo của bạn? Hãy cung cấp cho các khách hàng tương lai những khoảnh khắc ngạc nhiên vì họ nhận ra rằng đang có một điều khác biệt mà bạn có thể cung cấp cho họ, ví dụ một sản phẩm độc đáo, một dịch vụ sinh lợi, hoặc một mẫu ý tưởng tối tân và mang tính cách mạng.
Dù đó là điều được tạo nên bởi quan điểm mới của công ty bạn hay chỉ đơn giản là một chiêu thức khuyến mãi đặc biệt, hãy tận dụng giây phút ngạc nhiên ấy của khách hàng để gợi ý họ chấp thuận mua hàng.
3. Thu hút đúng đối tượng
Trên thực tế, một khi khách hàng đã bị cuốn hút bởi quảng cáo thường có suy nghĩ: “Đây quả là thứ mình cần!”. Muốn vậy, quảng cáo phải hướng tới những khách hàng lý tưởng nhất để “nói” với họ bằng những biệt ngữ cụ thể và chính xác nhất, bao gồm cả một số từ thông dụng của riêng giới khách hàng đó. Dù được đặt trên báo chí hay phát sóng trên tivi, phải làm sao cho giới khách hàng tiềm năng của bạn đều nhận thấy được hình ảnh của họ trong quảng cáo.
Hãy tìm hiểu về những thông tin liên quan đến độ tuổi, giới tính, điều kiện kinh tế và những chỉ số nhân khẩu học khác, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để ngẫm được cách họ suy nghĩ. Sau đó hãy tạo nên một đợt quảng cáo mà tại đó giới khách hàng sẽ nhanh chóng liên tưởng đến họ ngay. Đồng thời, nên đặt nó vào những hoàn cảnh phù hợp nhất, bằng cách chọn lựa những dạng truyền thông phù hợp nhất mà khách hàng luôn hướng tới để tìm kiếm thông tin trên thị trường.
4. Nói thật
Người tiêu thụ ngày nay dễ dàng nhận ra được đâu là những sản phẩm hay dịch vụ giả mạo, kém chất lượng. Ngày càng có nhiều người không tin vào những lời kêu gọi từ quảng cáo, cho dù đó hoàn toàn là sự thật. Đó chính là lý do vì sao những khẩu hiệu tiếp thị của bạn phải thật đáng tin cậy. Hãy tránh những lời cường điệu quá trong quảng cáo.
Nên tạo nên một đợt quảng bá có sự phối hợp của giới truyền thông nhằm giúp những khách hàng quan tâm có thể tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm. Một quảng cáo trên tạp chí được xem là một công cụ tốt để khêu gợi sự quan tâm và khuyến khích những khách hàng tiềm năng đến các website, mà tại đó họ có thể tìm kiếm được nhiều thông tin bổ trợ hơn (tin về công nghệ sản xuất, về công ty, về chứng nhận chất lượng và uy tín trên thị trường…).
Các cụm từ “nguy hiểm” trong quảng cáo
Dưới đây là năm cụm từ gây phản cảm nhất trong các câu quảng cáo mà bạn cần tránh hoặc cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng.
1. Miễn phí (Free)
“Miễn phí” là một trong những từ bị lạm dụng nhiều nhất trong quảng cáo cùng với những từ có nghĩa tương tự như “không chi phí”, “không cần phải đầu tư” hoặc “không cần phải mua”. Sử dụng từ “miễn phí” là một trong những cái bẫy dễ dàng nhất vì nó là từ rất dễ thu hút sự chú ý của khách hàng.
2. Đảm bảo (Guarantee)
Mục đích chính của công việc viết quảng cáo là làm sao đánh trúng vào điểm yếu của khách hàng, chẳng hạn như thích sự an toàn và tin tưởng. Vì vậy dễ hiểu rằng tại sao nhiều công ty sử dụng từ “đảm bảo” rất tự do, chẳng hạn như “Đảm bảo khách hàng sẽ hài lòng”, “Đảm bảo sẽ hoàn tiền”, “Đảm bảo sẽ có kết quả”.
3. Giá thấp nhất (Lowest price)
Khách hàng nào lại không quan tâm đến giá cả? Giá cả là yếu tố dễ dàng nhất để các công ty dựa vào đó tạo sự khác biệt, nổi bật cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Tuy nhiên, việc tuyên bố mức giá như thế nào cần phải được làm rõ và sao cho có thể tin tưởng được. Trong thực tế, việc công bố giá cả ưu đãi, hấp dẫn đã không còn có nhiều sức nặng vì chiến thuật này đã bị lạm dụng.
4. Không có rủi ro (Risk free or no risk)
Đây là một ví dụ khác về một cụm từ quảng cáo không còn hiệu quả vì đã được sử dụng quá nhiều, quá thường xuyên. Trong xã hội ngày nay, khách hàng biết rõ một thực tế rằng người này có lợi thì người khác ít nhiều sẽ bị thiệt hại. Vì vậy khách hàng khó có thể tin rằng việc mua một món đồ nào đó sẽ không có rủi ro gì.
5. Cho đến hoặc Ít nhất (Up to or at least )
Hai cụm từ này có thể gây phản cảm rất lớn cho khách hàng. Chẳng hạn như “giảm giá đến 75%” có nghĩa là chỉ một số mặt hàng nào đó giảm 75% giá bán mà thôi, trong khi những mặt hàng khác chỉ được giảm giá ở tỷ lệ ít hơn nhiều, thậm chí vẫn giữ nguyên giá. Khách hàng nhìn thấy “giảm giá 75%” và ghé ngay vào cửa hàng, nhưng họ sẽ nhanh chóng thất vọng khi nhận ra rằng chỉ có một số món hàng không thông dụng mới được giảm giá tới mức đó.
Một ví dụ khác có thể kể ra là “giao hàng trong vòng 24 giờ”. Khi khách hàng mua một món hàng kèm theo dịch vụ giao hàng đặc biệt được đề nghị từ phía cửa hàng, họ đều biết rằng giao hàng trong vòng 24 giờ là một đề nghị hấp dẫn nhưng không thể áp dụng cho tất cả các loại giao dịch. Nếu không may nằm trong trường hợp không được thỏa mãn đề nghị trên, họ sẽ không hài lòng và không muốn mua hàng ở đó nữa.
6. Tất cả phụ thuộc vào cách bạn nói
Bạn có thể sử dụng những từ như “miễn phí” và “giá thấp nhất” nhưng phải thể hiện đúng tính chất của những từ này trong hoạt động kinh doanh của mình. Khách hàng ngày nay thường bị tác động mạnh bởi sự trung thực của các công ty. Điều này sẽ giúp tạo dựng lòng trung thành ở khách hàng, và từ đó làm tăng doanh thu cho công ty.
Để quảng cáo được sáng tạo
Bắt tay vào thực hiện 1 quảng cáo, ai cũng muốn xây dựng một thiết kế độc đáo, sáng tạo, ấn tượng và quan trọng hơn hết là đạt được mục đích truyền tải đến đối tượng người tiêu dùng mục tiêu. Nhưng vừa bước chân vào ngành quảng cáo, không phải ai cũng có cơ hội làm việc tại các công ty lớn chuyên nghiệp, có quy trình làm việc sáng tạo và hiệu quả, được training kỹ lưỡng.
Đôi khi chúng ta phải tự lực tìm kinh nghiệm, kiêm nhiệm giải quyết công việc với áp lực phải đưa ra được sự độc đáo thuyết phục được khách hàng đặt niềm tin vào chúng ta để đưa sản phẩm của họ cạnh tranh trên thị trường. Quan trọng hơn, chúng ta phải bảo vệ được ý tưởng đó là của riêng mình, khiến khách hàng không thể đem đi cho bất cứ công ty quảng cáo nào khác thực hiện được. Vậy với những áp lực đó, chúng ta phải bắt đầu từ đâu?
Nếu chưa quen với cách làm việc chuyên nghiệp trong ngành quảng cáo, khi lên kế hoạch cho 1 quảng cáo, sau khi nghiên cứu sản phẩm, dựa vào bản yêu cầu sáng tạo của khách hàng (creative brief), ta thuờng bắt đầu từ việc xây dựng nội dung (kịch bản nêu à TVC, hình ảnh, chữ nghĩa nếu là Print ad…). Qua những thông tin của nghiên cứu thị trường, từ khách hàng, từ những đặc tính sản phẩm, ta có thể xây dựng được rất nhiều tình huống, hình ảnh cho các kịch bản này, phát triển thành những story board trình khách hàng.
Đó là những điều ta vẫn thường làm. Nhưng với cách đó, một ngày ta có thể dựng được bao nhiêu story board, và trong những kịch bản đó, cái nào sẽ là cái được chọn? Và điều gì bảo đảm sau khi xem xong kịch bản bằng hình (dễ hiểu, dễ nhớ), việc thực hiện và hợp đồng sẽ không rơi vào tay 1 công ty quảng cáo khác (với chi phí thấp hơn nhiều vì phần nội dung đã có sẵn)?
Vậy cái mà chúng ta xây dựng từ đầu, từ việc lên kịch bản, xây dựng các tình huống, nhân vật cho quảng cáo, là gì? có gọi là 1 concept cho quảng cáo hay không? 1 kịch bản cho TVC, 1 print ad, hay 1 ấn phẩm quảng cáo có giá trị đều là 1 hình thức thể hiện (execution), quảng bá cho sản phẩm, thương hiệu với 1 mục đích rõ ràng (nó vượt trội ra sao? khác biệt chỗ nào? đáng giá chỗ nào? tại sao xem xong người ta phải mua? v.v..).
Vì vậy, nó luôn bao hàm 1 concept. Có những đoạn phim phức tạp, tốn kém hay sử dụng những hình ảnh ấn tượng, bất thường, đuợc dàn dựng rất công phu chỉ để nói lên concept được gói gọn trong 1 từ, hay 1 ý nghĩa đơn giản và gần gũi. Nhưng 1 concept thì có thể được thể hiện bằng hàng trăm cách khác nhau. Nói cách khác, khi ta có được 1 concept, ta có thể phát triển ra hàng trăm execution khác nhau là cái thành phẩm hoàn chỉnh mà ta tung ra trước người tiêu dùng.
Vậy cái ta cần khi thực hiện, phải luôn bắt đầu từ concept. 1 buổi ta có thể vẽ được khoảng 7 story board, dựng được chừng hơn 10 kịch bản phác thảo, rồi để hoàn chỉnh, mất bao nhiêu? với quãng thời gian đó, ta tìm được bao nhiêu concept? ít lắm có thể 3, từ 3 cái cơ bản đó, ta sẽ có được bao nhiêu cách thể hiện? hàng chục, hàng trăm cách mang tính nhất quán trong ý tưởng và tính cách, hình tượng để hình thành 1 compaign cho 1 chiến luợc quảng bá thuơng hiệu lâu dài – thật hiệu quả và khá dễ dàng. Vậy đừng lầm lẫn giữa xây dựng concept và execution (design).
Trước khi ta bán design cho khách hàng, cái ta cần bán cho họ là concept. Nếu chỉ có concept là cái chỉ có người tìm ra nó là hiểu rõ nhất, khách hàng không thể đem đi đến cho 1 công ty khác thực hiện. Vì vậy, concept là cái để các công ty quảng cáo chuyên nghiệp vắt kiệt sức sáng tạo của những người creative, là cái khách hàng luôn đòi hỏi, quảng cáo sáng tạo luôn đòi hỏi. Chính vì vậy người ta vẫn nói bất cứ ai cũng có thể làm quảng cáo hiệu quả, không cần nền tảng của mỹ thuật hay kiến thức marketing, vì đơn giản bất cứ ai cũng có thể tìm ra concept.
1 concept hiệu quả thường phải bao gồm các yếu tố:
S = Specific (rõ ràng)
M = Measurable (vừa phải)
A = Attactive (hấp dẫn)
R = Relevant (gần gũi)
T = Timing (đúng lúc)
Tuy yêu cầu khắt khe và luôn đòi hỏi sự mới lạ, độc đáo, nhưng concept rất cô đọng và đơn giản, có thể chỉ là 1 từ, 1 dòng chữ ngắn. Nó không phải slogan vì slogan là tính cách thương hiệu, tiêu chí thương hiệu, duy trì qua năm tháng. Concept như những chiếc áo của 1 con người thương hiệu duy nhất. Con người đó ra sao thì sẽ chọn những chiếc áo đúng với mình, hợp với dáng mình, còn chuyện nó dài chừng nào, màu mè ra sao, mỏng hay dày lại là chuyện của design.
Một người creative giỏi tùy thuộc vào sự thấu hiểu và hoà nhập với rất nhiều con người thương hiệu, với những cá tính đặc biệt nhất định luôn đi tìm cách thể hiện mình. Và để thể hiện hiệu quả, ấn tượng, thẩm mỹ thế nào mới là công việc của designer.
Bạn đang có nhu cầu quảng cáo sản phẩm/công ty của mình và muốn tìm một địa chỉ đáng tin cậy?
Đăng tin, tìm kiếm tư vấn quảng cáo trên MuaBanNhanh.com. Xem ngay: In ấn quảng cáo
Nguồn: http://congtyquangcao.com.vn/cong-ty-quang-cao-tai-tphcm-134.html
Tin nổi bật Blog