Social Network và các sai lầm thường thấy trong online marketing

Đã xem: 1,233
Cập nhât: 10 năm trước
Từ khi mạng xã hội lên ngôi, các phương pháp online marketing trước kia đã trở nên lỗi thời một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng bắt kịp trào lưu mới này, rất nhiều thương hiệu Việt Nam vẫn còn tỏ ra khá lúng túng khi làm marketing trên mạng xã hội. Do không hiểu rõ bản chất của vấn đề, rất nhiều dự án

ádsad

Từ khi mạng xã hội lên ngôi, các phương pháp online marketing trước kia đã trở nên lỗi thời một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng bắt kịp trào lưu mới này, rất nhiều thương hiệu Việt Nam vẫn còn tỏ ra khá lúng túng khi làm marketing trên mạng xã hội.

Do không hiểu rõ bản chất của vấn đề, rất nhiều dự án phát triển kênh truyền thông mới này đã chết yểu mặc dù số tiền đầu tư không hề nhỏ. Sau đây là một vài sai lầm thường thấy của các doanh nghiệp khi ứng dụng mạng xã hội (lấy Facebook làm ví dụ điển hình):

1. Đánh đồng “Like” và “Doanh số”

Rất nhiều nhãn hang lập ra fanpage hoành tráng với chỉ tiêu “1 triệu like” và tung hàng đống tiền vào quảng cáo và các biện pháp kích cầu khác mà không hề  có kế hoạch chuẩn bị chu đáo. Điều họ quan tâm chỉ là Like, Like, Like và Like. Vấn đề là…khi có 1 triệu like rồi, thì bằng cách nào bạn biến chúng thành doanh số. Người like page của bạn chưa hẳn là khách hàng tiềm năng, đây là điều bạn phải lưu ý hàng đầu! Ví dụ nếu bạn đang kinh doanh dịch vụ giáo dục, nhưng fanpage của bạn lại tràn ngập scandal, tin sao lộ hàng, xu hướng thời trang mới của giới trẻ, thì càng nhiều like doanh nghiệp của bạn càng mau chết. Họ like vì thích các tin vịt bạn tung lên page, nhưng khi bạn chào bán một khóa học trên đó, họ lại thắc mắc: “Quái lạ, dạy Anh văn mà sao tối ngày toàn post tin “lộ hàng”, có nên tin tưởng một trung tâm như vậy không nhỉ?” Và thế là tỉ lệ thuận với 1 triệu người like page của bạn, sẽ có hàng trăm ngàn người đặt trung tâm của bạn vào black list và không ngần ngại chia sẻ điều đó cho bạn bè mình biết. Như vậy chẳng phải bạn bỏ tiền ra mua like để người khác tẩy chay thương hiệu của mình à?

Hút traffic chỉ là bước ban đầu, quan trọng hơn là bạn phải cung cấp cho fan những nội dung tương đồng với sản phẩm, dịch vụ của bạn, thông qua đó định hình thương hiệu. Mạng xã hội là cầu nối của doanh nghiệp với khách hàng, không phải kênh quảng cáo một chiều như truyền hình, bạn phải có chiến lược hoàn toàn khác, chứ không chỉ câu like và tung sản phẩm lên.

2. Nói nhiều hơn nghe

Mọi người lên mạng xã hội chủ yếu để kết giao, liên hệ với bạn bè, chứ không phải để nghe bạn huyên thuyên về sản phẩm, dịch vụ của mình. Họ chỉ thích fanpage của bạn khi trên đó là những thông tin bổ ích hoặc giúp họ xả stress, biển quảng cáo, tivi, radio là đã đủ để họ bội thực với những lời quảng cáo rồi. Nếu bạn bán sách, chỉ cần thi thoảng nhắc họ nhớ bạn là nhà sách, đừng quảng cáo theo kiểu một ngày post dăm bảy quyển lên fanpage, không ai thích bị spam tin lên newfeeds theo cách này, họ sẽ không ngần ngại dislike trang của bạn ngay lập tức.

Mạng xã hội nếu được sử dụng đúng cách, sẽ trở thành kênh thông tin giúp bạn nắm được phản hồi của khách hàng mà không cần thông qua bất cứ công ty khảo sát thị trường nào. Các khách hàng trung thành với thương hiệu bạn giờ đây có thể dễ dàng tiếp cận công ty để nói lên quan điểm của mình và các góp ý cho sản phẩm, dịch vụ trong tương lai. Nếu trước đây việc góp ý chỉ có thể thực hiện thông qua hòm thư, email thì nay ai cũng có thể công khai ý kiến của mình trên một cộng đồng, đây là điểm thay đổi cực kì quan trọng vì nó khuyến khích khách hàng nói lên ý tưởng và nhận xét của mình vì bây giờ tiếng nói của họ được rất nhiều người lắng nghe. Vì vậy trang mạng xã hội của bạn nên đóng vai trò là nơi tiếp nhận ý kiến hơn là để liên tục “show off” các sản phẩm, dịch vụ của mình. Niềm tin của khách hàng với quảng cáo ngày càng giảm sút,  thay vì nói về bản thân mình, hãy nói về những gì khách hàng muốn nghe.

3. Đăng tải nội dung không thường xuyên

PR thương hiệu trên mạng xã hội không đòi hỏi bạn phải post thật nhiều nội dung, điều đó còn có khi gây tác dụng ngược. Nhưng như vậy không có nghĩa là phải chờ mỗi khi công ty có chương trình, sản phẩm gì mới thì fanpage mới có nội dung để đọc. Làm admin cũng giống như phải giữ mối quan hệ cùng một lúc với hàng trăm ngàn người, làm sao cho họ nhớ đến bạn là điều quan trọng nhất. 1 ngày 1 post là con số tối thiểu, nếu vài ba ngày bạn mới tung lên một tin, thì chỉ sau một tháng, đa số những người đã từng like fanpage của bạn sẽ không thể thấy bất kì post nào nữa, vì các nội dung đó không được ưu tiên hiện lên trang chủ của người dung. Đây là một điểm bạn cần phải lưu ý. Marketing trên mạng xã hội là hoạt động cần cập nhật thường xuyên và tiêu tốn nhiều thời gian hơn SEO, nếu bạn dự định dồn sức vào một dự án trong thời gian đầu và sau đó để nó tự vận hành đem lợi nhuận về, thì có lẽ đường hướng marketing của bạn không hợp với mạng xã hội.

4. Tham ăn nên mắc nghẹn

Nếu bạn nghĩ mình nên dành trải hoạt động truyền thông sang nhiều mạng xã hội khác nhau thì có lẽ bạn nên cân nhắc lại! Như đã nói, truyền thông qua mạng xã hội đòi hỏi phải bỏ thời gian và công sức một cách thường xuyên, nên trước khi bắt đầu chạy dự án trên một mạng nào, bạn phải cân nhắc kĩ nguồn lực của mình. Trừ những công ty lớn có đội ngũ nhân sự dồi dào, còn lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ nên tập trung chiến lược vào một vài mạng xã hội phổ biến nhất (hoặc chuyên biệt nhất, nếu bạn đang kinh doanh sản phẩm đặc thù). Một fanpage 100.000 Like trên Facebook có thể kéo về cho bạn rất nhiều khách hàng tiềm năng cũng như Like mới. Nhưng nếu con số này chia đều ra 10 mạng xã hội khác nhau thì gần như bạn chẳng còn lại gì. Sức mạnh của mạng xã hội nằm ở khả năng quảng cáo truyền miệng nhanh chóng, mà khách hàng muốn truyền tai nhau điều gì thì trước tiên họ phải ở trong cùng một mạng xã hội (hoặc các mạng có liên kết qua lại), dàn trải trong truyền thông mạng xã hội không đem lại cho bạn ích lợi gì.

Hải Phụng - VinaDesign

Đăng bởi Phụng Trần 21-03-2014 1233

Các bài viết liên qua đến Social Network và các sai lầm thường thấy trong online marketing

ádasd

Tin nổi bật Quảng cáo Facebook Online marketing, Digital Marketing

Social Network và các sai lầm thường thấy trong online marketing
Từ khi mạng xã hội lên ngôi, các phương pháp online marketing trước kia đã trở nên lỗi thời một cách nhanh chóng. Tuy nhiên,