Cách chọn mua xe máy Honda cũ giá rẻ, chất lượng nhất

Đã xem: 221
Cập nhât: 4 năm trước
Hợp đồng mua bán sẽ được cả 2 bên bán và mua thỏa hiệp và đưa ra. Sau đó, sẽ được phô tô thành 3 bản và cần được phòng công chứng đóng dấu đỏ để xác nhận thỏa hiệp của hai bên và mỗi bên sẽ giữ một bản. Lưu ý rằng việc công chứng hợp đồng cũng sẽ tốn một khoản phí nhỏ dựa theo phần trăm giá trị của chiếc xe. Mẹo khi đi mua xe máy Honda cũ giá

Cách chọn mua xe máy Honda cũ giá rẻ, chất lượng nhất

Hợp đồng mua bán xe máy sẽ được cả 2 bên bán và mua thỏa hiệp và đưa ra. Sau đó, sẽ được phô tô thành 3 bản và cần được phòng công chứng đóng dấu đỏ để xác nhận thỏa hiệp của hai bên và mỗi bên sẽ giữ một bản. Lưu ý rằng việc công chứng hợp đồng cũng sẽ tốn một khoản phí nhỏ dựa theo phần trăm giá trị của chiếc xe.

Mẹo khi đi mua xe máy Honda cũ giá rẻ

Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu trước mặt bằng chung giá cả của chiếc xe Honda cũ bạn cần mua. Đây là một việc dễ dàng, người mua chỉ cần ngồi trước màn hình máy tính và tìm kiếm trên Google. Để có được kết quả chính xác và cập nhật nhất, hãy bật chế độ lọc tìm kiếm theo tuần. Ngoài ra, đừng nên ham rẻ mà lựa chọn những chiếc xe Honda cũ có giá rẻ hơn quá nhiều so với mặt bằng chung, vì chúng có thể đã quá “nát”, là xe không giấy tờ, hoặc có nhưng là giấy “sàng” (số khung, số máy đã bị đổi từ xe khác) hay giấy “đi đường”, giấy “mẹ bồng con” (một đăng ký có 2 xe với biển số và số khung, số máy giống nhau)

Khi đã chọn được một chiếc xe máy Honda cũ vừa ý, nếu có thể, hãy nhờ một người quen có kinh nghiệm về xe đi xem xe. Họ có thể giúp bạn phát hiện ra những khuyết điểm mà bạn không thể nhận ra được.

Ngoài ra, bạn cũng nên khởi động “nguội” chiếc xe, khi máy nguội hoàn toàn. Nhiệt độ lạnh sẽ gây cho xe một số vấn đề mà nếu làm nóng lên sẽ không thấy được. Đem theo thêm một chiếc đèn pin nhỏ để soi động cơ xe nếu cần. Cuối cùng, hãy hỏi kĩ người bán xem họ đã bảo trì xe như thế nào. Những chủ xe biết bảo quản xe tốt thường sẽ đáng tin cậy hơn khi mua bán.

Những bộ phận mà bạn cần để mắt tới đầu tiên là máy xe và dàn vỏ. Hãy tìm xem trên thân xe có bất cứ vết trầy, xước hay rỉ sét nào không. Các vết trầy báo hiệu rằng xe đã từng bị va chạm mạnh trước đó. Rỉ sét có thể là do xe không được bảo quản đúng cách, và còn là dấu hiệu cho biết xe có thể còn những chỗ bị rỉ khác mà bạn không thấy được.

Nếu xe có dàn vỏ nhựa mới cũ không đồng bộ, hay đề can trên xe dán lệch lạc, bạn hãy cẩn thận vì chiếc xe đó có thể đã bị chủ “giật” lại. Mặc dù, nhiều người bán có thể đưa ra chế độ “bảo hành trách nhiệm” một thời gian sau khi mua xe, nhưng hãy hỏi họ về những điểm nghi vấn trên. Hỏi xem có phải đó là để nâng cấp cho xe hay không? Hay là để thay thế cho những bộ phận bị hư? Và còn những phần nào khác bị thay rồi mà bạn chưa thấy không?

Cách chọn mua xe máy Honda cũ giá rẻ, chất lượng nhất

Tiếp theo, bạn hãy chống xe lên và kiểm tra đầu xe. Nhìn xem gắp trước, ghi đông, kính xe, tay thắng có đồng đều hai bên hay không, có bị uốn xoắn gì không. Sau khi kiểm tra đầu xe, hãy tiếp tục thực hiện tương tự với đuôi xe, xem đuôi có bị lệch hay không. Bạn hãy thử lắc gắp xe một chút để xem chúng có bị rơ không, rồi kiểm tra luôn hai bánh và gắp xe. Tất cả các bộ phận này đều cần phải được gắn đúng cách.

Lốp cũng có thể nói cho bạn nhiều điều về chiếc xe và cách sử dụng của chủ nhân nó. Để ý xem chúng có còn là lốp zin theo xe hay không, hay là đã được thay rồi? Thông thường, lốp bị mài mòn phần giữa có nghĩa là xe chỉ chủ yếu chạy lộ trình thẳng, ví dụ như đường cao tốc.

Lốp bị mòn phần rìa nghĩa là xe đã phải quẹo nhiều, hoặc là đã chạy được một thời gian. Bạn hãy hỏi chủ xe xem điều kiện vận hành thường xuyên của xe là ở đâu (đường đất, trong thành phố, v…v…) và đã chạy được khoảng bao nhiêu km kể từ khi thay lốp để xem chúng có khớp với tình trạng lốp xe hay không.

Kiểm tra độ mới của hai bánh xe, bởi đó cũng là một dấu hiệu cho thấy chủ xe đã bảo quản xe như thế nào. Những chiếc xe có vành mâm xước nhiều chứng tỏ rằng nó đã được thay lốp nhiều lần, và người bán có thể đã thực hiện tiểu xảo tua công tơ mét.

Tiện thể lúc kiểm tra lốp, bạn hãy xem qua luôn má phanh và đĩa thắng. Nhìn xem xích xe máy cũ đang căng hay lỏng, có dơ hay bị rỉ sét hay không. Một bộ xích và nhông xích trong điều kiện tốt cũng là một dấu hiệu cho biết sự bảo quản xe của người bán.

Dùng đèn pin soi vào động cơ và tìm xem có bất cứ vết rò rỉ nào không. Một guồng động cơ sạch sẽ cũng là một dấu hiệu tốt. Bạn hãy dùng một tay sờ thử phần dưới xe xem có có rò rỉ chất gì mà bạn chưa thấy không. Kiểm tra màu của dầu máy, dầu phanh và dầu hộp số.

Người dùng có thể xem qua luôn bộ lọc khí của xe. Hãy so số khung và số máy xem chúng có khớp với nhau hay không. Nếu không, thì bạn cần phải hỏi ngay người bán rồi đấy. Cần lưu ý rằng trên một số dòng xe, số khung và số máy có thể lệch nhau vài con số đầu hoặc cuối. Nếu bạn gặp phải trường hợp này, hãy đối chiếu số khung, số máy với đăng ký gốc của xe.

Thử qua toàn bộ các điều khiển, như đèn xe, đèn xi nhan, kèn và tay ga. Có thể ngồi thử lên xe, khởi động nó, và trong lúc xe còn đang chống, nghiêng về trước một chút, rồi bóp và nhả thắng vài lần xem nó có ăn không. Nhún thử vài lần để đảm bảo phuộc nhún vẫn hoạt động tốt.

Cuối cùng, sau khi đã cảm thấy hài lòng với chiếc xe máy Honda cũ, hãy đề nghị người bán viết giấy bán xe, đồng thời giao cả đăng ký, biển số và hồ sơ gốc cho bạn. Chỉ đưa tiền sau khi người bán đã hoàn tất các thủ tục cần thiết. Nếu có mang theo điện thoại có camera hay máy ảnh, hãy đề nghị người bán cho phép bạn chụp lại chứng minh thư hoặc các giấy tờ tuỳ thân để đề phòng lừa đảo.

Khi mua xe máy Honda cũ bạn cần lưu ý những thủ tục sau đây

1/Các giấy tờ cần chuẩn bị

Để được tốt nhất, người bán cần là chính chủ xe. Nếu trường hợp người thứ ba là chính chủ của chiếc xe, chủ xe sẽ cần có giấy ủy quyền có dấu đỏ xác nhận của chính quyền địa phương.

Đối với bên bán:

Giấy tờ xe bản chính.

CMND + Hộ khẩu bản chính.

Ngoài ra, người bán có thể chuẩn bị thêm Giấy đăng kí kết hôn (nếu đã lập gia đình) hoặc Giấy xác nhận độc thân, bởi một số nơi có thể sẽ yêu cấu giấy tờ này nhằm loại trừ các tranh chấp dân sự sau này.

Đối với bên mua:

CMND + Hộ khẩu bản chính.

Tiền mua xe và các lệ phí sang tên.

2/Công chứng hợp đồng mua bán xe

Việc công chứng hợp đồng sẽ được thực hiện bởi Phòng công chứng tư địa phương. Bạn có thể đến một phòng công chứng gần nhất, và thuận tiện cho cả 2 người, mà không cần yêu cầu là ở nơi cư trú của người bán hay người mua.

Hợp đồng mua bán sẽ được cả 2 bên bán và mua thỏa hiệp và đưa ra. Sau đó, sẽ được phô tô thành 3 bản và cần được phòng công chứng đóng dấu đỏ để xác nhận thỏa hiệp của hai bên và mỗi bên sẽ giữ một bản. Lưu ý rằng việc công chứng hợp đồng cũng sẽ tốn một khoản phí nhỏ dựa theo phần trăm giá trị của chiếc xe.

3/ Rút hồ sơ gốc của xe

Việc rút hồ sơ gốc chỉ được thực hiện khi người mua và người bán không cùng tỉnh, nếu ở 2 tỉnh khác nhau thì mới cần thực hiện công đoạn này.

Khi đó, cả bên mua và bán sẽ cùng phải tới địa điểm đã từng đăng ký xe lần đầu tiên để làm thủ tục rút hồ sơ gốc, và bên mua sẽ được giữ bộ hồ sơ này để mang đi đăng ký tên người dùng mới hay còn gọi là thủ tục sang tên chủ xe.

Kết thúc bước này coi như bạn đã hoàn tất được 1/2 chặng đường. Phần còn lại của thủ tục sẽ là đóng thuế trước bạ và sang tên xe. Tuy nhiên, các thủ tục này sẽ không cần chủ cũ đi cùng, nhưng họ cần phải giao toàn bộ các giấy tờ, như Hồ sơ gốc của xe, Giấy đăng kí xe và Hợp đồng mua bán xe, để bạn tự đi làm nốt thủ tục còn lại.

4/ Đóng thuế trước bạ cho xe

Mặc dù là xe mua lại, nhưng bạn vẫn cần phải đóng thuế trước bạ lần 2 cho xe, khi thực hiện sang tên đổi chủ. Mức thuế này được tính bằng khoảng 1% so với giá trị của xe, khi đã tính khấu hao theo thời gian sử dụng.

Để đóng thuế, bên mua xe sẽ cần tới Chi cục thuế cấp Quận/Huyện trở lên, ở khu vực mình sống để đóng thuế. Khi đi, cần mang theo các lợi giấy tờ như: Hồ sơ gốc của xe (nếu có), Giấy đăng kí xe, CMND và tiền lệ phí, Hợp đồng mua bán xe và Phiếu khai phí trước bạ xe (phiếu này được phát miễn phí).

Đăng ký xe mới

Cuối cùng, bên mua cần tới Công an giao thông cấp Quận/Huyện, tại khu vực mình cư trú để làm thủ tục này. Khi đi mang theo các giấy tờ được liệt kê ở trên và điền đầy đủ thông tin vào Tờ khai đăng kí xe máy/môtô đi kèm và nộp lại.

Sau đó, bạn sẽ nhận được giấy hẹn và chỉ cần chờ tới ngày thì lên lấy Giấy đăng kí xe mới về. Hoàn tất bước này, coi như thủ tục mua xe máy Honda cũ của bạn đã được hoàn tất.

Bảo dưỡng xe máy là việc làm hết sức cần thiết và cần phải được thực hiện định kỳ nhằm mục đích kiểm tra toàn bộ hệ thống xe máy để phát hiện ra vấn đề của xe và có biện pháp ngăn chặn cũng như khắc phục kịp thời.

Theo lời khuyên của các chuyên gia thì khi sử dụng xe máy tốt nhất là nên định kỳ 6 tháng/ lần đưa xe đi bảo dưỡng để đảm bảo xe luôn trong trạng thái tốt nhất.

Kinh nghiệm vàng khi chọn mua xe máy

Xem xét số tiền có trong tay

Trước khi quyết định mua xe, bạn cần tính toán xem mình có ngân sách khoảng bao nhiêu cho một chiếc xe máy mới. Sau khi đã có một con số, hoặc một khoảng nhất định, bạn nên cộng thêm 3 triệu đồng cho các chi phí khác sẽ phát sinh, như thay nhớt lần đầu tiên, lắp kính chiếu hậu, lắp thêm khung inox cho xe thêm đẹp.

Quan tâm đến công nghệ

Với xe máy, kiểu dáng được ví như lớp sơn ngoài, còn công nghệ như loại gỗ bên trong, cả hai đều quan trọng. Tuy nhiên, nếu đã xác định mua xe máy để sử dụng hàng ngày và lâu dài, bạn nên chú trọng đến công nghệ của chiếc xe hơn vẻ ngoài hào nhoáng, bóng bẩy. Một số điểm đáng chú ý khi mua xe:

Phanh đùm hay phanh đĩa? Phanh đùm sẽ tốt hơn với người sử dụng xe là nữ giới, còn phanh đĩa phù hợp với nam giới có khả năng làm chủ tốc độ, phản xạ nhanh và tay lái cứng. Lý do? Phanh đĩa thường được gắn ở bánh xe trước, nếu không sử dụng quen hay thành thạo dễ dẫn đến đổ xe nếu phanh gấp khi xe đang chạy nhanh. Phanh đùm luôn là sự lựa chọn quen thuộc và an toàn của đại đa số người tham gia giao thông.

Công nghệ phun xăng điện tử (thường được biết với tên viết tắt là Fi): Với tình hình giá xăng như hiện tại, sở hữu một chiếc xe máy có ứng dụng công nghệ Fi sẽ rất kinh tế. Đừng tiếc vài triệu để rồi trong suốt thời gian sử dụng bạn sẽ phải trả nhiều tiền xăng hơn người khác. Hiện nay, giá thành các loại xe có công nghệ Fi tương đối dễ chịu.

Sự an toàn của xe: Những chi tiết rất nhỏ như chống xe có khóa an toàn không, khu vực ổ khóa của xe có thêm chức năng bảo vệ không, bánh xe có kích cỡ như thế nào, khi đi mưa có dễ trơn trợt không… Tuy những điều kể trên là nhỏ, nhưng có ảnh hưởng đến người sử dụng không nhỏ chút nào, nên cũng nên lưu ý.

Chế độ khuyến mãi, hậu mãi

Đừng bao giờ quên những khuyến mãi đi kèm xe. Khi mua xe mới, bạn hãy mạnh dạn hỏi đại lý hoặc người đại diện tư vấn bán xe cho bạn về các chương trình khuyến mãi mới nhất dành cho người mua xe. Có hai loại khuyến mãi: của hãng sản xuất và của đại lý.

Quan tâm tới chế độ hậu mãi cũng vô cùng quan trọng. Bạn nên đọc kỹ thỏa thuận bảo hành, đừng quên những cột mốc đầu tiên khi sở hữu chiếc xe mới, như thay dầu nhớt lần đầu khi đi được 500 km, sau đó tiếp nối là 1.000 km và cứ duy trì thay nhớt đều đặn khi xe đi được 1.000 – 2.000 km, kiểm tra xe định kỳ tại các trung tâm bảo dưỡng xe uy tín. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp các bạn chọn mua được chiếc xe máy Honda như ý.

Đăng bởi Hữu Lợi 07-05-2021 221

Chuyên mục: Blog
Các bài viết liên qua đến Cách chọn mua xe máy Honda cũ giá rẻ, chất lượng nhất

Tin nổi bật Blog

Cách chọn mua xe máy Honda cũ giá rẻ, chất lượng nhất
Hợp đồng mua bán sẽ được cả 2 bên bán và mua thỏa hiệp và đưa ra. Sau đó, sẽ được phô tô thành 3 bản và cần được phòng