Rakuten: Sự khác biệt trong thị trường thương mại điện tử

Đã xem: 2,761
Cập nhât: 11 năm trước
CEO Hiroshi Mikitani của Rakuten là người đứng đầu của một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất và lâu đời nhất thế giới. Trong bài viết này, ông sẽ nói về mô hình đặc biệt, kế hoạch phát triển trong tương lai và cuộc chiến với Amazon trên thị trường thế giới của tập đoàn Nhật Bản này. Được thành lập bởi Mikitani vào năm 1997, Rakuten là tập đoàn thương mại

ádsad

CEO Hiroshi Mikitani của Rakuten là người đứng đầu của một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất và lâu đời nhất thế giới. Trong bài viết này, ông sẽ nói về mô hình đặc biệt, kế hoạch phát triển trong tương lai và cuộc chiến với Amazon trên thị trường thế giới của tập đoàn Nhật Bản này.

Được thành lập bởi Mikitani vào năm 1997, Rakuten là tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Nhật Bản với tổng số vốn khoảng 13,5 tỉ USD và doanh thu hàng năm trên 4 tỉ USD; nằm trong số những công ty kinh doanh trên Internet lớn nhất thể giới. Tại Mỹ, công ty này đã mua Buy.com với 250 triệu USD và thay đổi thương hiệu nó thành “Rakuten.com Shopping” đầu năm nay.

Tại sao Rakuten không phải là một Amazon thứ 2?

Tuy được khá nhiều người gọi là “Amazon.com của Nhật Bản”, nhưng Mikitani nói rằng sự so sánh này không được chính xác cho lắm. Amazon trước nay vẫn luôn tập trung vào sản phẩm và khách hàng, thông qua việc phát triển hệ thống phân phối và chọn lựa. Với Rakuten, công ty này lại tập trung nhiều vào trải nghiệm mua sắm hơn. Rakuten làm việc với tôn chỉ “Omotenashi”, có nghĩa là mang lại dịch vụ mang tính cá nhân và chất lượng cao.

“Tại Nhật, nếu bạn đến một quán cà phê địa phương, hay một cửa hàng tạp phẩm hay bất kì một cửa hiệu địa phương nào, bạn đều sẽ nhận được dịch vụ chăm sóc cực kì tận tình,” Mikitani nói. “Và Internet cũng nên như vậy.”

Mikitani cho biết Rakuten đang cố để tạo nên trải nghiệm mua sắm cá nhân cho những khách hàng của họ bằng cách cho phép người bán trên trang có thể tùy biến trang của họ với những trang trí riêng đặc biệt, hình ảnh và quảng bá riêng. Những người bán lẻ này có thể chỉnh sửa và cập nhật trang của họ liên tục, cũng như liên lạc trực tiếp với khách hàng. “Chúng tôi muốn khiến cho mọi người cảm thấy thực sự có một người thật đằng sau cửa hàng đó,” Mikitani nói.

Để đánh bại sự so sánh, quảng cáo của Rakuten đưa ra hình ảnh một máy bán hàng tự động với các nhãn hiệu khác nhau để đại điện cho mô hình kinh doanh của các đối thủ, và hình ảnh một khu chợ bên đường với các quầy hàng và sản phẩm khác nhau để đại diện cho mô hình kinh doanh của bản thân. “Chúng tôi muốn tránh sự tiêu chuẩn hóa,” Mikitani nói. “Chúng tôi đang tạo ra nhiều câu chuyện hơn, nhiều trải nghiệm hơn và nhiều sự liên lạc giữa người bán và người mua hơn.”

Một trang web lớn cho những công ty nhỏ

Với gần 90% người sử dụng Internet tại Nhật đã đăng ký tài khoản tại Rakuten, nhà bán lẻ muốn chạm tới đất nước này cơ bản là không thể bỏ qua việc bán hàng trên Rakuten. Hiện tại Rakuten đang có 40.000 cửa hiệu và dịch vụ khác nhau hoạt động dưới trang của mình.

Dù trang Rakuten vẫn có những tên tuổi lớn như Toshiba, Adidas hay Forever 21, Rakuten xây dựng việc kinh doanh của mình chủ yếu qua cung cấp một điểm bán hàng cho các cửa hàng nhỏ và các doanh nghiệp địa phương. Mô hình này cũng tương tự như Etsy, chỉ là Rakuten lớn hơn gấp 17 lần và hơn 14 lần về tuổi thọ. “Etsy và Fab nên học hỏi kỹ lưỡng những gì Rakuten đã tạo dựng trước khi họ bắt đầu,” Mikitani nói điều này với một nụ cười tươi.

Mikitani kể một ví dụ về một người nông dân tiếp cận ông với sáng kiến bán trứng trên Internet. Người nông dân tin rằng khách hàng sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm chất lượng, trứng được đảm bảo sạch, tự nhiên và tươi ngon. Sử dụng hệ thống Rakuten, ông đưa những bức ảnh quá trình cho ăn của mình, chứng tỏ rằng đó là trứng hữu cơ và đưa cả kỹ thuật lấy trứng gà mới được đẻ lên trang. Khách hàng đã phản ứng tốt đến mức giờ người nông dân này đã “làm ra nhiều tiền hơn cả một số công ty startup trên Internet, chỉ bằng việc bán trứng.”

Hệ thống xếp hạng cho người bán hàng của Rakuten ảnh hưởng rất nhiều đến thành công của hãng. “Chúng tôi thật ra là những người ấp trứng, và khách hàng tin vào đánh giá của chúng tôi,” Mikitani nói. “Chúng tôi nhận ra nhiệm vụ của mình là phải gia tăng những đặc điểm tuyệt vời của những cửa hàng trên trang của mình.”

Công ty cũng đưa ra các khóa huấn luyện cho những chủ cửa hàng có ít khả năng sử dụng máy tính hơn về chụp ảnh kỹ thuật số, thiết kế online và quảng cáo.

Kế hoạch tiến tới thế giới

Rakuten có thể tránh so sánh với Amazon, nhưng điều đó không có nghĩa là Rakuten ngại tranh đấu với công ty này. Rakuten đã thực hiện một vài vụ mua lại mang tính chiến lược để bắt đầu cạnh tranh với người khổng lồ thương mại điện tử này trên một vài nền tảng khác nhau. Năm ngoái công ty này đã mua một công ty sản xuất máy đọc ebook tại Canada, Kobo, nơi sở hữu máy đọc ebook bán chạy nhất Canada và đang dần dần chiếm lĩnh thị phần tại Châu Âu. Rakuten cũng đã mua Wuaki.tv, một trang dịch vụ đăng tải clip theo yêu cầu tại Tây Ban Nha, đối thủ có thể đánh bại Netflix hay Amazon Prime, đặc biệt là tại Châu Âu.

Cùng với vụ thu mua Buy.com tại Mỹ, Rakuten cũng đã mua trang thương mại điện của các nước như Đức, Brazil, Pháp, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Đài Loan.

Một thương vụ thú vị khác mà Rakuten vừa mới thực hiện, đó là vụ đầu tư hơn 50 triệu USD vào Pinterest. Mikitani cho rằng ý tưởng cá nhân hóa và hỗ trợ sự sáng tạo khiến nó trở thành mạng truyền thông xã hội phù hợp nhất cho một công ty thương mại điện tử như Rakuten.“Những người tạo ra xu hướng và nhu cầu như người sử dụng Pinterest sẽ trở nên quan trọng hơn những người thực sự thực hiện hành vi thanh toán cuối cùng,” theo Mikitani đánh giá.

Nguồn: Fortune CNN

Đăng bởi Văn Thành 16-04-2013 2761

Các bài viết liên qua đến Rakuten: Sự khác biệt trong thị trường thương mại điện tử

ádasd

Tin nổi bật Online marketing, Digital Marketing

Rakuten: Sự khác biệt trong thị trường thương mại điện tử
CEO Hiroshi Mikitani của Rakuten là người đứng đầu của một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất và lâu đời nhất thế giới. Trong bài viết này,