Thủ thuật tăng hiệu quả search trong web bán hàng

Đã xem: 768
Cập nhât: 11 năm trước
Ngày nay trong thời buổi hiện đại hóa, các trang web bán hàng mọc lên như nấm, vì vậy công cụ search sản phẩm trở thành một phương tiện vô cùng hữu ích và quen thuộc với người tiêu dùng. Tuy nhiên phần lớn các nhà quản trị đều bỏ quên điều này, đơn giản vì họ không thấy được khả năng gia tăng về lợi nhuận nếu trang web có chức năng search hiệu

Ngày nay trong thời buổi hiện đại hóa, các trang web bán hàng mọc lên như nấm, vì vậy công cụ search sản phẩm trở thành một phương tiện vô cùng hữu ích và quen thuộc với người tiêu dùng. Tuy nhiên phần lớn các nhà quản trị đều bỏ quên điều này, đơn giản vì họ không thấy được khả năng gia tăng về lợi nhuận nếu trang web có chức năng search hiệu quả.

Nhưng thực ra, nhờ thanh search mà chúng ta sẽ không bị đánh mất những khách hàng tiềm năng với nhu cầu mua sắm mơ hồ. Bởi vì chính họ là người cần chúng ta hỗ trợ trong việc tìm thấy những điều họ mong đợi, cho nên thanh search cần được chú trọng nhằm làm giàu sự tín nhiệm của khách hàng, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình mua bán, trao đổi.

 Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu các thủ thuật hiệu quả để giúp bạn đẩy mạnh được chức năng search cho trang web bán hàng.

1. Xóa sổ chướng ngại vật

Hình thức là một yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng sử dụng chức năng advanced search. Đơn giản vì con người có xu hướng sử dụng những thứ được bày ra trước mắt họ, mà thanh công cụ advanced search lại vô cùng nhỏ bé và bị lấn át bởi những thứ hào nhoáng khác trên trang web.

Hơn nữa, con người cũng thường e ngại trước những cụm từ mang tính chất rối rắm và phức tạp, chẳng hạn như từ “advanced”. Dù họ không biết rằng chỉ cần thử một lần bước qua cánh cửa bí ẩn đó là một con đường thẳng tắp dẫn họ tới nơi họ cần tới, đem lại cho họ thứ mà họ cần có. Và nhiệm vụ của chúng ta là dẹp bỏ mọi chướng ngại vật trong quá trình search, dọn đường cho khách hàng thân yêu đến với các sản phẩm của chúng ta.

 2. Phương thức tiếp cận

Có vô vàn cách search trên web. Phần lớn khách hàng search theo số liệu chẳng hạn như giá cả sản phẩm là một ví dụ điển hình. Bằng cách này khách hàng sẽ nhập các con số vào khung lệnh tuần tự theo hướng dẫn.

Để tránh trường hợp người dùng e ngại nhập số liệu, chúng ta nên che giấu sự phức tạp hết mức có thể. Chỉ đưa các thông số cần thiết và hữu ích, giản tiện mọi tiêu đề theo hướng dễ hiểu nhất. Tuy rằng giải pháp này thu hút đối với khách hàng thiếu kinh nghiệm search, mặt khác lại gây nhàm chán và khó chịu cho khách hàng chuyên nghiệp.

Advanced search đang ngày một thịnh hành trên các trang web bán hàng. Đó là một hoạt động mở rộng sau các bước search đơn giản ban đầu, mà ở đó khách hàng sẽ tự tay lựa chọn và tổ hợp các đặc điểm của mặt hàng họ cần.

Cách thức này tuy nhiều thao tác nhưng lại mang kết quả nhanh và chuẩn xác hơn dạng basic search. Chẳng hạn khi khách hàng cần mua sách thì có thể chọn thể loại mặt hàng là “Sách, báo, tạp chí” để thu gọn phạm vi tìm kiếm của mình ngay từ đầu.

 3. Tạo dựng chế độ search hoàn thiện hơn

Làm sao để thiết lập một hệ thống search đa diện với chức năng tra cứu dễ dàng nhất cũng như an toàn nhất? Quả thật đây là một công việc khá tốn thời gian, và chúng ta cần chuẩn bị kĩ càng từ các khâu đầu tiên, từ vị trí khung search có hợp lý cho tới hoạt động của nó có đúng như hoạch định hay chưa.

Cấu trúc trang hiển thị kết quả search cũng phải gọn mắt, sắp đặt câu hỏi với câu trả lời theo thứ tự hợp lý và thích đáng đối với khách hàng. Cái gì quan trọng thì đặt lên ưu tiên hàng đầu. Các khúc mắc khách hàng đưa ra phải được xử lý nhanh gọn, đồng thời họ cũng có quyền được thoải mái sao chép hoặc lưu trữ kết quả cần thiết.

Chúng ta nên đón đầu các nhu cầu cơ bản lẫn động thái khi search mặt hàng của người dùng. Họ cần gì khi search? Họ sẽ dựa vào những gì để search? Họ muốn search cái gì? Từ đó phát triển hệ thống search đa diện, cho khách hàng thỏa sức sử dụng công cụ search, như thể nó là của riêng họ, tất cả những gì còn lại chúng ta cần phải làm là hướng dẫn họ một cách chân tình và chu đáo. Hãy để khách hàng thấy rằng chúng ta đang hỗ trợ họ hết sức mình, đừng đánh mất kết quả cũng như cài đặt khi search của người dùng khi họ thay đổi một lựa chọn nào đó.

Đây là một công việc đòi hỏi đầu óc nhạy bén và trí tưởng tượng phong phú. Hãy đặt mình là khách hàng, đoán xem họ nghĩ gì, cần gì, muốn gì thông qua lưu lượng và nội dung truy cập từ trang web. Để ý tới các từ khóa thường xuất hiện, các thắc mắc khách hàng đưa ra, phân tích chúng sẽ giúp bạn nắm rõ được ngọn nguồn vấn đề nảy sinh trong khi search. Ngoài ra hãy dùng các từ ngữ tiêu đề đơn giản và thông dụng để không gây khó khăn cho khách hàng.

Đừng quên để mắt tới trang web của đối thủ cạnh tranh. Dù bạn muốn mình khác biệt đi chăng nữa thì chúng ta vẫn cần học hỏi thêm những điều hay ý tốt từ xung quanh. Sau đó hãy để cho khách hàng tự tay đánh giá và kiểm định hệ thống search của bạn từ phiên bản vụng về đầu tiên cho tới khi nó biến thể hoàn hảo nhất.

4. Phân loại sản phẩm

Tất cả các đặc điểm và tính chất đặc thù của sản phẩm cần được đưa ra, để khách hàng thỏa sức lựa chọn (màu sắc, chất liệu, công dụng, giá cả, nhãn hiệu, kích thước, v..v…). Những chi tiết phụ thừa thải hãy lược bỏ để tránh làm rối mắt người dùng. Những tiêu điểm hiếm người chọn thì ta nên giấu chúng đằng sau đường dẫn “More options” (thêm nhiều lựa chọn).

Muốn có hệ thống search đa diện hoàn hảo, bạn phải thật cẩn thận trong việc sắp xếp danh mục. Nếu khách hàng không nắm bắt được hệ thống của bạn, coi như bạn đã thua. Đừng để họ phải suy đoán điều gì. Hệ thống phân loại phải rành mạch, bao hàm tất cả các khái niệm về sản phẩm mà người dùng có thể dựa vào để search, tránh tình trạng người dùng phải đào bới thật sâu mới tìm được mặt hàng mong muốn.

 5. Công trình search

Hình thức search đa diện luôn hữu ích hơn search cổ điển nhưng nếu nó quá rối rắm thì lại gây ra tình trạng loạn thông tin. Theo nghiên cứu của các chuyên gia người Mỹ cho thấy, rằng não bộ con người chỉ tiếp nhận và xử lý được cùng một lúc từ 5 đến 9 thông tin. Vì thế không nên có trên 10 tiêu đề trong các hạng mục sản phẩm, nếu không khách hàng sẽ bối rối với lựa chọn của chính họ, dẫn tới việc từ bỏ mua hàng.

Hãy xây dựng hệ thống lựa chọn linh động, giúp người dùng dễ dàng chọn lọc, chẳng hạn như loại bỏ các đặc tính mà họ cho là không cần thiết. Đồng thời ta nên tạo chế độ search cho cả khách vãng lai.

Một điều đáng lưu ý nữa đó là hiển thị số lượng hàng hóa còn tồn trữ trong kho của bạn, đó cũng là một thông tin hữu ích mà khách hàng thường quan tâm.

 6. Nâng cao hệ thống search

Phải thường xuyên cập nhật và giải đáp các thắc mắc trong quá trình search của khách hàng. Ưu tiên những gì bạn cho là tốt nhất trong việc search sản phẩm. Việc diễn giải các câu hỏi khách hàng đưa ra cũng là một công việc trọng yếu, phải làm sao để bất kì tầng lớp người mua nào cũng có thể hiểu được nội dung chúng ta cần truyền đạt và giải quyết được các vấn đề mà họ thường trăn trở.

Thêm nữa là chế độ kiểm tra lỗi chính tả cũng vô cùng thiết yếu. Không phải ai cũng hoàn hảo, đôi khi họ sẽ mắc lỗi trong việc đánh máy, hoặc tên sản phẩm quá khó nhớ. Việc gợi ý từ khóa tự động sẽ giảm đi phiền phức cho khách hàng trong quá trình tìm kiếm. Như vậy họ sẽ không bị xao nhãng khi phải tìm lỗi của bản thân hoặc cho rằng trang web của chúng ta hoạt động kém hiệu quả hay sản phẩm họ tìm không tồn tại.

Ngoài ra nếu kết quả liên quan đến vấn đề địa lý thì tốt nhất là hiển thị nó trên bản đồ để giúp khách hàng hình dung rõ hơn.

 7. Truyền thông và ngôn ngữ

Một hệ thống search thành công là khi bất kì ai cũng có thể sử dụng nó, từ già trẻ lớn bé cho tới đủ mọi tầng lớp, mở rộng ra đa quốc gia, đa ngôn ngữ. Khả năng truyền đạt tiện ích của search cũng khiến khách hàng cởi mở hơn với sản phẩm của chúng ta.

 8. Gộp nhóm và liên kết

Các mặt hàng trên trang web cần được phân chia kĩ càng thành các nhóm tương tự và khác nhau. Hình ảnh minh họa sản phẩm cũng giúp việc search tiện lợi hơn. Tên mặt hàng thì phải lớn và có phông chữ rõ ràng, dễ đọc.

 Cách bài trí nội dung trang web cũng gây ảnh hưởng tới quá trình search của khách hàng. Cùng một giao diện web nhưng khi qua các hệ điều hành khác nhau lại hiện diện khác nhau. Vì thế bạn đừng quên thiết kế hệ thống phù hợp cho tất cả các hệ điều hành, và không nên bỏ quên khách hàng di động, dù bản thân trang web có phiên bản trên điện thoại hay không đi chăng nữa.

 Nút bấm kích hoạt hoàn tất chu trình search cũng rất quan trọng. Không nên lạm dụng nó quá nhiều, chỉ nên để ở cuối trang khi người dùng đã thao tác đầy đủ các lựa chọn của họ trước khi đi đến kết quả cuối cùng.

 9. Biểu mẫu và hệ thống điều khiển

Thiết kế hiển thị như thế nào là tùy thuộc vào bạn. Nhưng nhất định nó phải thu hút thị giác khách hàng. Trải qua khảo sát cho thấy con người dễ dàng tiếp thu thông tin hình ảnh hơn là chữ số, vì vậy các biểu tượng nhỏ xinh liên quan đến sản phẩm hoặc hạng mục mà bạn đưa ra sẽ giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và lựa chọn nhanh chóng hơn. Tính thẩm mỹ của giao diện trang web bán hàng cũng là một yếu tố thúc đẩy quá trình search và mua bán phát triển theo hướng đi lên.

 10. Nắm bắt kết quả

Kết quả tra cứu của khách hàng phải xuất hiện một cách tức thời, nhanh gọn. Thời gian rất quý báu, vì thế đừng làm chậm chân bất kì ai dù chỉ là một giây. Nếu giao diện trang web của bạn chứa đựng quá nhiều dữ liệu khiến việc download trở nên chậm chạp, tôi khuyên bạn nên có động thái sắp xếp hoặc lập trình lại mọi thứ trước khi mất dần sự kiên nhẫn của khách hàng. Chúng ta có hai dạng giao diện cơ bản là “List” (danh sách) và “tiled” (lưới), tuy nhiên sử dụng cấu trúc thông minh sẽ giúp người dùng có được kết quả search nhanh chóng hơn hẳn.

 11. Kết luận

Đi ngược lại những định kiến xưa cũ, hiện nay công cụ advanced search không còn là con quái vật ghê sợ trong tiềm thức nữa. Nếu phát huy được sự tiện dụng thì nó sẽ trở thành một công cụ cực kì hữu ích cho việc đẩy mạnh doanh số và giúp khách hàng tiếp cận tới nhiều sản phẩm hơn. Dù tất nhiên không phải trang web bán hàng nào cũng có chức năng advanced search. Hình thức này thật sự chỉ thích hợp khi trang web của bạn có số lượng hàng hóa vô cùng đa dạng, dồi dào và phong phú.

12. Liên hệ thiết kế web bán hàng với VINADESIGN

Để sở hữu một trang web bán hàng thỏa mãn được tất cả những yếu tố mà cả bạn lẫn người tiêu dùng của bạn cần đến, hãy liên lạc với chúng tôi - VINADESIGN, với dịch vụ thiết kế web chuyên nghiệp và hiện đại, chúng tôi rất hân hạnh được là người hỗ trợ cho công việc kinh doanh cũng như quảng bá thương hiệu của quý khách với giá cả cực kì phải chăng.

 

>> Tại sao chọn VINADESIGN?

 

 Với hơn 2000 dự án thiết kế web trong tay, VINADESIGN tự tin sẽ bảo đảm cung cấp cho quý khách hàng những dịch vụ tân tiến và toàn diện nhất. Hiện chúng tôi có tất cả 4 gói dịch vụ nhằm đáp ứng mọi yêu cầu đa dạng và phong phú của quý khách hàng.

 

Liên hệ: Cty Cổ phần VINADESIGN

MST: 0305674518

Trụ sở: Tầng 6 tòa nhà Fimexco 213 - 233 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Thành, Q.1, TP.HCM

ĐC kinh doanh: 365 Lê Quang Định, P. 5, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM

Hotline: 091 737 1133 – 0902 398 365 – 1900 6789

Điện thoại: (08) 35515 936 - (08) 35515 937 - (08) 35515 938

Fax: (08) 35515 939

Email: info@vinadesign.vn

Website: VinaDesign.vn

VINADESIGN hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng.

Đăng bởi Phuonggiang 15-04-2014 768

Chuyên mục: Blog
Các bài viết liên qua đến Thủ thuật tăng hiệu quả search trong web bán hàng

Tin nổi bật Blog

Thủ thuật tăng hiệu quả search trong web bán hàng
Ngày nay trong thời buổi hiện đại hóa, các trang web bán hàng mọc lên như nấm, vì vậy công cụ search sản phẩm trở thành một phương tiện