In flexo là gì?
In flexo hay còn được gọi là Flexography có nghĩa là mềm dẻo với khuôn in, đây là phương pháp in nổi bằng khuôn mềm và được xem như phiên bản hiện đại của in dập chữ. In nổi tạo cho người nhìn cảm giác hình ảnh chân thật, sống động và gây ấn tượng với người nhìn.
Nguyên lý của kỹ thuật in flexo
Để thực hiện in flexo, đầu tiên cần tạo ra bản in nổi bằng nhựa photopolymer, có thể thực hiện bằng phương pháp kỹ thuật số hoặc analog. Mực được cấp cho khuôn thông qua trục anilox (trục anilox được chế tạo từ kim loại với hàng ngàn lỗ nhỏ trên bề mặt), trong quá trình in trục được nhúng 1 phần vào khay đựng mực, các hạt mực được chứa trong các lỗ của trục anilox, bên gia công thường sử dụng một thanh gạt mực để bỏ bớt phần mực dư thừa. Trục anilox tiếp xúc với khuôn in và chuyển mực sang khuôn. Cuối cùng, khuôn in được ép lên bề mặt cần in để tạo hình ảnh.
Ưu nhược điểm của công nghệ in flexo
Công nghệ in flexo sẽ có những ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm
Ưu điểm của công nghệ in flexo như sau:
- Mực nhanh khô
- Tốc độ in nhanh
- In được trên nhiều bề mặt và vật liệu khác nhau
- Cho phép in được 2 mặt, bề mặt được đặt theo chiều ngang
- In số lượng lớn chi phí rẻ hơn nhiều vì cùng là phương pháp in công nghiệp như in offset
Nhược điểm
Nhược điểm của công nghệ in flexo như sau:
- Thời gian tạo bản in khá lâu, nên chỉ phù hợp khi in số lượng lớn
- Có thể xuất hiện nhiều điểm ảnh, làm nhòe do áp lực giữa các trục lô
- Mực có thể bị lem qua các cạnh bên do dư mực từ trục anilox sang khuôn in (do đó nên phải có thanh gạt để hạn chế tình trạng này)
- Có thể xuất hiện mực in bị đốm hoặc có đường kẻ do trục mực cung cấp không đều hoặc bị khô.
- Mực có thể bị tràn hoặc nét in to hơn thiết kế do thừa mực từ khuôn in
Quy trình in flexo
Quy trình in flexo sẽ gồm có các công đoạn như sau:
Bước 1: Chế bản và xử lý file in
Để in flexo chất lượng, hạn chế tối đa lỗi thì khâu chế bản trên máy tính rất quan trọng. Ở bước này người thiết kế sẽ xử lý file xem có sai sót hay lỗi gì không, sau đó sẽ tiến hành dàn trang, đặt màu CMYK,.. để ra được file cuối chuẩn. Các phần mềm có thể dùng để chế bản thường là: Adobe Acrobat, Illustrator, Corel Draw…
Bước 2: Output Film
Sử dụng công nghệ CTF (Computer to Film) để chuyển đổi các dữ liệu số từ (digital) từ máy tính sang các dữ liệu analog trên film thông qua máy ghi film. Bản phim thông thường sẽ có 4 film đại diện cho các màu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow) và K (Black) trong hệ màu CMYK.
Bước 3: Phơi khuôn in và làm bản in
Các tấm film sau khi hoàn thành sẽ được dán lên các bản kẽm và đưa vào máy phơi kẽm, bằng nguyên lý quang hóa thì các phần tử cần in sẽ bị ăn mòn dần và phần còn lại không in sẽ được giữ lại. Đối với các phần tử in thì tram ánh sáng có thể không xuyên qua được hoặc chỉ xuyên một phần nên sẽ bị ăn mòn một phần.
Bước 4: In Flexo
Cuối cùng tiến hành gắn khuôn in lên trục quay của máy in, sau đó chỉnh các ốc màu để hình ảnh trên bản in khớp với nhau hoàn toàn sẽ cho ra sản phẩm in chất lượng.
Bước 5: Thực hiện gia công
Sau khi in các sản phẩm in có thể được gia công ở các công đoạn như cắt (đối với các sản phẩm như tem nhãn hay decal), bế (như thùng giấy carton, hộp bìa cứng, túi giấy,..), hay cán màng để giúp cho ấn phẩm in có thể giữ được độ bền màu,…
Ứng dụng của công nghệ in flexo
Công nghệ in flexo được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất và in ấn, với nhiều ứng dụng khác nhau. Sau đây là một số ứng dụng của công nghệ in flexo:
- In trên bao bì: Công nghệ in flexo được sử dụng để in trên các sản phẩm bao bì, bao gồm túi, hộp, bao bì giấy và nhựa, bao bì thực phẩm, bao bì y tế và các sản phẩm bao bì khác.
- In trên nhãn mác: Flexo được sử dụng để in trên các nhãn mác sản phẩm, bao gồm nhãn mác đóng chai, nhãn mác sản phẩm, nhãn mác bao bì và nhãn mác đóng gói.
- In trên giấy: Flexo được sử dụng để in trên các loại giấy khác nhau, bao gồm giấy bìa, giấy gói quà, giấy báo và giấy in nhiều màu.
- Bên cạnh đó in flexo còn được ứng dụng để in trên chất liệu như vải, decal, nhựa,...
So sánh in Flexo và in ống đồng
Sau đây là bảng so sánh in Flexo và in ống đồng
Các đặc điểm | In Flexo | In ống đồng |
Phương pháp in | Phương pháp in lồi | Phương pháp in lõm |
Khuôn in | Khuôn in bằng nhựa mềm | Khuôn in bằng kim loại cứng |
Ứng dụng, sản phẩm in | In tem nhãn, nhãn mác, bao bì, túi giấy,.. | Chủ yếu In bao bì |
Vận hành và chế bản | Đơn giản hơn | Phức tạp hơn |
Thành phẩm sau in | Đẹp, độ sắc nét và chính xác cao | Đẹp, độ sắc nét và chính xác cao hơn so với in Flexo |
In test, in thử | Có thể | Không thể vì quá trình tạo khuôn in ống đồng rất phức tạp. |
CÁC CÔNG NGHỆ IN ẤN KHÁC
- In Hologram Là Gì?
- Phôi In Là Gì?
- In Chìm Là Gì?
- In Duplex Là Gì?
- Công Nghệ In Offset Là Gì?
- Công Nghệ In UV Là Gì?
- In Lưới, In Lụa Là Gì?
- Công Nghệ In 3D Là Gì?
- In Chuyển Nhiệt Là Gì?
- In Ống Đồng Là Gì?
- In Phun Là Gì?
- In DTG Là Gì?
- In Ảnh Polaroid Là Gì?
- In Formex Là Gì?
- In Phản Quang Là Gì?
- In Laser Màu Là Gì?
- In PP Là Gì?
- In Decal Là Gì?
- In Kỹ Thuật Số Là Gì?
- In Canvas Là Gì?
- In Hiflex Là Gì?
- In Catalogue Là Gì?
- In Backlit Film Là Gì?
- Chế Bản In Là Gì?
- In Ấn Là Gì?
- In Decal Áo Là Gì?
Tìm hiểu thêm nhiều kiến thức in ấn khác tại: Kiến Thức In Ấn