File thiết kế là gì?
File thiết kế là một tệp tin chứa thông tin và dữ liệu liên quan đến một dự án thiết kế cụ thể. File thiết kế thường chứa các thành phần như hình ảnh, văn bản, màu sắc, biểu đồ,.. được lưu dưới dạng là một hay nhiều chuỗi ký tự. Đây là file điện tử được người thiết kế dùng để lưu trữ, chỉnh sửa, xuất bản và chia sẻ,...
Các định dạng file thiết kế được sử dụng phổ biến nhất
Tùy theo loại dự án và công cụ thiết kế sử dụng, file thiết kế có thể có các định dạng khác nhau, sau đây là 10 định dạng file thiết kế được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Định dạng JPEG / JPG
Định dạng JPEG (Joint Photographic Experts Group) hoặc JPG là một định dạng tệp hình ảnh, được sử dụng để lưu trữ và chia sẻ hình ảnh số trên máy tính và qua internet.
Đặc điểm chính của định dạng JPEG/JPG bao gồm:
- JPEG sử dụng một thuật toán nén để giảm kích thước tệp hình ảnh, điều này có thể dẫn đến giảm chất lượng hình ảnh
- Thường được dùng cho những hình ảnh kỹ thuật số và hình ảnh hiển thị trên các phương tiện truyền thông.
- Kích thước tệp nhỏ giúp tiết kiệm không gian lưu trữ và tăng tốc độ truyền tải trên Internet
- Không hỗ trợ hình ảnh không nền.
Định dạng PNG
Định dạng PNG (Portable Network Graphics) là một định dạng tệp hình ảnh, đây là định dạng tệp hình ảnh raster không nén hoặc nén không mất mát và hỗ trợ dữ liệu trong suốt. PNG thường được sử dụng cho các hình ảnh và đồ họa trên web, biểu đồ, hình icon, logo, các bộ nhận dạng thương hiệu, hình ảnh có nền trong suốt...
Đặc điểm định dạng PNG
- PNG có thể được lưu dưới dạng PNG-8 (cho hình ảnh 8-bit) hoặc PNG-24 (cho hình ảnh 24-bit) cho phép hiển thị đa dạng màu sắc và độ phân giải cao.
- PNG sử dụng thuật toán nén không mất mát giúp duy trì chất lượng hình ảnh gốc.
- Hỗ trợ hình ảnh không nền, cho phép tạo các hình ảnh có nền trong suốt
- PNG không phù hợp để in ấn
Định dạng GIF
Định dạng GIF (Graphics Interchange Format) là một định dạng tệp hình ảnh không nén, được sử dụng để lưu trữ và chia sẻ hình ảnh động. Ảnh GIF thường được dùng cho cho ảnh động như quảng cáo banner, ảnh email, ảnh động trên MXH,...
Đặc điểm định dạng GIF
- GIF cho phép tạo ra các hình ảnh động bằng cách kết hợp nhiều khung hình (frames) trong một tệp duy nhất.
- Hỗ trợ hình ảnh trong suốt
- GIF hỗ trợ màu sắc 8-bit, điều này giới hạn khả năng tái tạo màu sắc phức tạp và gradient mịn.
- GIF sử dụng một thuật toán nén không mất mát để giảm kích thước tệp, đồng thời vẫn giữ nguyên chất lượng hình ảnh ban đầu.
- Định dạng GIF thường được sử dụng để tạo hiệu ứng động như quảng cáo, biểu đồ, biểu đồ đường viền, và hình ảnh động trên trang web và mạng xã hội.
Định dạng PDF
Định dạng PDF (Portable Document Format) là một định dạng tệp được phát triển bởi Adobe Systems để trình bày và chia sẻ tài liệu. Định dạng PDF có khả năng chứa các văn bản, hình ảnh, text,... dưới dạng hình ảnh.
Đặc điểm của định dạng PDF:
- Có khả năng hiển thị giống nhau ở các môi trường làm việc khác nhau
- Được dùng để chia sẻ tài liệu giữ nguyên thiết kế hoặc chất lượng
- Được xây dựng trên nền tảng vector do đó có thể tăng giảm kích thước mà không làm giảm chất lượng
- Thường dùng để hiển thị, lưu trữ tài liệu online, phù hợp cho in ấn.
Định dạng EPS
Định dạng EPS (Encapsulated PostScript) là một định dạng tệp được sử dụng chủ yếu trong đồ họa và in ấn. EPS là định dạng file đồ họa được sử dụng để các chứa đồ họa vector 2D, hình ảnh bitmap hoặc các loại văn bản như logo, bản vẽ, hình minh họa,..
Đặc điểm định dạng EPS
- EPS thường được sử dụng cho in ấn chất lượng cao và thiết kế đồ họa chuyên nghiệp.
- Không dùng cho hiển thị online
- EPS có thể hỗ trợ dữ liệu trong suốt (transparency) tùy thuộc vào cách tạo tệp.
- EPS là một định dạng phổ biến trong thiết kế đồ họa, in ấn, và sản xuất nghệ thuật, đặc biệt là trong việc tạo logo, biểu đồ, hình minh họa chất lượng cao.
- EPS có thể được mở và chỉnh sửa trên nhiều phần mềm đồ họa và in ấn khác nhau, bao gồm Adobe Illustrator, Adobe Photoshop và CorelDRAW
- Có thể tăng giảm kích thước hình ảnh mà không làm giảm chất lượng.
Định dạng AI
Định dạng AI (Adobe Illustrator Artwork) là một định dạng tệp đồ họa vector được phát triển bởi Adobe Systems và chủ yếu được sử dụng trong phần mềm đồ họa vector Adobe Illustrator. Nó là một định dạng chuyên dụng để lưu trữ và truyền tải các hình ảnh vector và thông tin liên quan.
Đặc điểm của định dạng AI:
- Định dạng AI lưu trữ đồ họa dưới dạng vector, cho phép bạn thay đổi kích thước hình ảnh mà không làm giảm chất lượng.
- Tệp AI cho phép chỉnh sửa và điều chỉnh các thành phần đồ họa một cách dễ dàng. Bạn có thể thêm, xóa, hoặc sửa đổi các yếu tố một cách linh hoạt.
- Tệp AI thường được sử dụng cho in ấn chất lượng cao, như sách, bản tin, biểu đồ, và logo,.. dưới định dạng .eps hoặc .pdf
- Định dạng AI được sử dụng chủ yếu trong Adobe Illustrator, một phần mềm mạnh mẽ dành cho thiết kế đồ họa vector.
- Không dùng cho hiển thị online hay trên các phương tiện truyền thông
Định dạng TIFF/TIF
Định dạng TIFF (Tagged Image File Format) hoặc TIF là một định dạng tệp hình ảnh không mất chất lượng và thường được sử dụng cho in ấn chất lượng cao và lưu trữ hình ảnh có chất lượng tốt. Một tập tin TIFF có kích thước lớn hơn rất nhiều so với JPEG.
Đặc điểm định dạng TIFF/TIF
- Thường được dùng để lưu trữ thẻ, layer, transparency tương tự như PNG
- Có khả năng tương thích với nhiều ứng dụng chỉnh sửa ảnh phổ biến nhau Photoshop.
- Phù hợp in ảnh hoặc ấn phẩm chất lượng cao
- Phù hợp để tạo bản scan chất lượng cao từ bản gốc
- TIFF không tối ưu cho hiển thị web vì kích thước lớn.
Định dạng PSD
Định dạng PSD (Photoshop Document) là một định dạng tệp đồ họa được sử dụng chủ yếu trong phần mềm chỉnh sửa hình ảnh Adobe Photoshop. Định dạng PSD là tệp độc quyền cho phép người dùng làm việc với các lớp riêng lẻ của hình ảnh khi cả tệp đã được lưu trữ.
Đặc điểm của định dạng PSD
- Tệp PSD cho phép người dùng tạo và quản lý nhiều tầng (layers) riêng biệt trong một hình ảnh. Các layer cho phép người dùng chỉnh sửa, điều chỉnh và xử lý các phần khác nhau của hình ảnh một cách riêng lẻ mà không ảnh hưởng đến các phần khác.
- Xây dựng trên nền tảng Raster nên không thể phóng to hình ảnh vượt quá chất lượng ban đầu mà không làm giảm chất lượng
- Tệp PSD cho phép lưu trữ hình ảnh với độ phân giải cao, đảm bảo chất lượng hình ảnh tốt và chi tiết.
- Không hỗ trợ in ấn và vector
Định dạng RAW
Định dạng RAW (Raw Image File) là một định dạng tệp hình ảnh không nén và không xử lý, lưu trữ dữ liệu hình ảnh gốc từ máy ảnh kỹ thuật số hoặc cảm biến hình ảnh. Tệp RAW chứa các thông tin được ghi nhận trực tiếp từ cảm biến hình ảnh, bao gồm dữ liệu màu sắc, độ phân giải, độ sáng, độ tương phản và các thông số khác.
Đặc điểm của định dạng RAW
- Độ phân giải cao
- Thường được dùng trong nhiếp ảnh và chỉnh sửa chuyên nghiệp
- Dung lượng file lớn
- Tệp RAW lưu trữ dữ liệu ảnh gốc cho phép người dùng điều chỉnh các thông số theo ý muốn trong quá trình xử lý ảnh mà không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng ban đầu.
- Không phải thiết bị nào cũng có thể xem được ảnh RAW, phải có phần mềm đọc nó.
Định dạng SVG
Định dạng SVG (Scalable Vector Graphics) là một định dạng tệp đồ họa dựa trên ngôn ngữ XML, được sử dụng để biểu diễn đồ họa vector.
Đặc điểm của định dạng SVG gồm:
- Hình ảnh SVG có thể được phóng to hoặc thu nhỏ mà không làm mờ hoặc làm giảm độ nét, giúp đảm bảo chất lượng ổn định trên nhiều kích thước và thiết bị khác nhau.
- SVG dễ dàng đọc, chỉnh sửa và tạo ra bằng các công cụ chỉnh sửa văn bản thông thường hoặc các công cụ thiết kế đồ họa.
- SVG được hỗ trợ rộng rãi trên các trình duyệt web hiện đại.
- Một đặc điểm lợi hại khác của SVG là kích thước tệp nhỏ hơn so với các định dạng hình ảnh Raster.
CÁC THUẬT NGỮ IN ẤN KHÁC
- Color scheme là gì?
- Tư duy thiết kế là gì?
- Ý tưởng thiết kế là gì?
- Mật độ điểm ảnh PPI là gì?, PPI là gì?
- Adobe Acrobat là gì?
- Flip on short edge là gì?
- Gáy sách là gì?
- Trame là gì?
- Lỗi Paper jam là gì?
- LetterPress là gì?
- Bitmap là gì, Raster là gì?
- Laminate là gì?
- Bản kẽm in offset là gì?
- File RAR là gì?
- File RAW là gì?
- File SVG là gì?
- File vector là gì?
- Đuôi AI là file gì?
- File TIFF là gì?
- TMP file là gì?
- Nén file là gì?
- In proof là gì?
- CTP là gì?
- Mockup là gì?
- Typography là gì?
- Gradient là gì?
- Lorem Ipsum là gì?
- Watermark là gì?
- Độ tương phản là gì?
- Tỉ lệ vàng là gì?
- Color Wheel là gì?
- Colour Theory là gì?
- Color tone là gì?
- GSM là gì?
- Hệ màu CMYK là gì
- RGB là gì?
- Pantone là gì?
- DPI là gì?
- Màu đơn sắc là màu gì?
- 4 màu cơ bản là gì?
- Bình bản trong in ấn là gì?
- So sánh cán bóng và cán mờ trong in ấn
- So sánh máy in 4 màu và 6 màu
- Bế decal là gì?
- Convert font là gì?
- Bitstream Font Navigator là gì?
- Monospace font là gì?
- Kerning for fonts là gì?
- Serif là gì?
- Font sans serif là gì?
- Spot color là gì?
- Duotone là gì?
- Layout là gì?
- PSD là file gì?
- File PDF là gì?
- File ảnh là gì?
- Giải nén file là gì?
- File DWG là file gì?
- CDR là file gì?
- EPS là file gì?
- File scan là gì?
- File JPG là gì?
- File PNG là gì?
Tìm hiểu thêm các thuật ngữ in ấn khác tại: Thuật ngữ in ấn