Bế decal là gì?
Bế decal là quá trình cắt, bế theo các hình dạng phần decal được in ra khỏi lớp đế (lớp giấy nền) theo đúng đường viền của các loại tem decal, đảm bảo chính xác đến từng milimet giúp thành phẩm sắc sảo, đảm bảo đầy đủ các chi tiết nhỏ. Bế decal có thể thực hiện được trên cả những sản phẩm có kích thước nhỏ chỉ khoảng 1cm.
Bế decal thường được sử dụng để tạo ra các sticker, decal có hình dạng đặc biệt hoặc các decal có kích thước và hình dạng tùy chỉnh. Quá trình này cho phép tạo ra những decal có các viền chính xác hoặc hình dạng đặc biệt mà không cần cắt thủ công.
Các kỹ thuật cắt bế decal
Hiện nay có 2 kỹ thuật cắt bế decal được sử dụng phổ biến là cắt bế rời và cắt bế đứt.
Bế rời
Bế rời là chỉ cắt phần bề mặt sử dụng để dán lên sản phẩm và không cắt rời ra khỏi lớp đế, các tem nhãn vẫn nằm chung trên một tấm decal lớn, khi sử dụng chỉ cần bóc phần bề mặt tem nhãn đã được cắt rời để dán lên sản phẩm. Nói dễ hiểu hơn thì bế decal rời là chỉ cắt phần giấy decal dính chứ không cắt phần giấy chống dính, khi sử dụng có thể bóc tách từng tem decal nhỏ trên tấm decal lớn.
Bế đứt
Bế đứt là phương pháp cắt bế decal trong đó decal được cắt thành từng tem nhãn mảnh nhỏ riêng biệt, mỗi miếng decal là một nhãn dán riêng lẻ.
Ưu nhược điểm của bế decal
Sau đây là những ưu nhược điểm của bế decal
Ưu điểm
Bế decal có những ưu điểm như sau:
- Tùy chỉnh: Bằng cách sử dụng kỹ thuật bế decal, bạn có thể tạo ra decal với các hình dạng, kích thước và mẫu tùy chỉnh theo ý muốn. Điều này giúp bạn tạo ra các sản phẩm decal độc đáo và phù hợp với nhu cầu cụ thể của bạn.
- Chính xác: Kỹ thuật bế decal thường cho phép cắt với độ chính xác cao, đảm bảo rằng các hình dạng và viền của decal được cắt một cách chính xác và sắc nét. Điều này giúp tạo ra những decal có hình dạng sắc nét và chuyên nghiệp.
- Đa dạng về hình dạng và kích thước: Bằng cách sử dụng kỹ thuật bế decal, bạn có thể tạo ra decal với các hình dạng và kích thước đa dạng, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Điều này cho phép bạn tùy chỉnh decal để phù hợp với các bề mặt và không gian khác nhau.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, bế decal còn có những nhược điểm như sau:
- Khi in số lượng ít thì giá bế decal khá cao
- Chiều dài máy bế tối đa chỉ khoảng 1m2 nên quá trình bế khá lâu, nếu các đơn vị in ấn lớn đầu tư nhiều máy bế thì việc bế decal sẽ nhanh hơn.
Bế decal có cần thiết không?
Bế decal thường được thực hiện sau khi in hình ảnh lên tấm decal và trước khi tách tấm decal thành các mảnh riêng lẻ để dán lên bề mặt khác. Cắt bế decal là một phần quan trọng không kém các giai đoạn thiết kế in ấn decal tem nhãn, giúp tạo ra các sản phẩm tem nhãn dán, sticker, chất lượng được cắt chi tiết khéo léo mà không cần phải tốn nhiều thời gian để cắt thủ công.
Những lưu ý khi cắt bế decal
Sau đây là những điều cần lưu ý khi cắt bế decal:
- Trước khi thực hiện quá trình cắt bế decal, cần xác định rõ vị trí cắt bế ở đâu, các chi tiết và đường viền như thế nào. Ngoài ra, cũng cần xem xét loại giấy phù hợp theo yêu cầu và mong muốn của khách hàng.
- Việc chọn loại giấy phù hợp là điều quan trọng, vì quá dày hoặc quá mỏng có thể gây khó khăn trong quá trình cắt bế. Nếu không chọn đúng, các đường cắt có thể không sắc sảo và có thể tạo ra những nếp gấp không mong muốn.
- Để đảm bảo sản phẩm không bị hư hỏng, cần phải điều chỉnh dao cắt, chế độ bế, cài đặt, tạo khuôn phải đảm bảo chính xác. Tốt nhất nên thử trước với một vài sản phẩm rồi mới tiến hành bế số lượng lớn, điều này sẽ giúp tránh được những sai sót và có những điều chỉnh phù hợp.
- Các sản phẩm có nhiều chi tiết, đường viền phức tạp và yêu cầu sự tỉ mỉ cần thời gian thực hiện lâu thường có giá thành cao hơn do đòi hỏi kỹ thuật và công sức chi tiết hơn.
In Decal bế lấy liền giá rẻ TPHCM
VINADESIGN - trọn gói dịch vụ thiết kế - in ấn - gia công bế decal tem nhãn, decal sticker, decal logo được thực hiện khép kín, đảm bảo giá thành in cạnh tranh hàng đầu TPHCM.
Gia công bế Decal được thực hiện trên máy Mimaki Nhật Bản cho đường cắt sắc sảo, chính xác, cắt được các chi tiết cầu kỳ, nhỏ ngay trên những tem nhãn decal có đường kính 1cm.
Đặt thiết kế và in decal gia công cắt bế giá rẻ, in nhanh lấy liền tại VINADESIGN - có hàng in trong ngày với đầy đủ dịch vụ thiết kế, in test màu, giao hàng tận nơi.
VINADESIGN - Thiết kế in ấn quảng cáo hỗ trợ tiếp nhận đơn hàng thiết kế & in ấn 24/7 trực tuyến dưới mọi hình thức liên lạc - các số hotline, điện thoại có đủ (Zalo/Viber - Skype/Mesenger - SMS/Call)
Trung Tâm In Kỹ Thuật Số, Công Ty In Ấn Quảng Cáo. Thiết Kế In Nhanh Giá Rẻ, INKTS
Địa chỉ: 365 Lê Quang Định, phường 5, quận Bình Thạnh, TP.HCM
Email: in@inkythuatso.com
Facebook Inbox: https://www.facebook.com/vinadesign.com.vn/
Zalo Official: https://zalo.me/369509100316748630
Hotline, Zalo: 096 2941 365 - 096 4657 365 - 096 2954 365 - 096 2457 365 - 096 9841 365 - 096 4212 365
Open: Mon - Sat (8:00 ~ 18:00)
CÁC THUẬT NGỮ IN ẤN KHÁC
- Color scheme là gì?
- Tư duy thiết kế là gì?
- Ý tưởng thiết kế là gì?
- File thiết kế là gì?
- Mật độ điểm ảnh PPI là gì?, PPI là gì?
- Adobe Acrobat là gì?
- Flip on short edge là gì?
- Gáy sách là gì?
- Trame là gì?
- Lỗi Paper jam là gì?
- LetterPress là gì?
- Bitmap là gì, Raster là gì?
- Laminate là gì?
- Bản kẽm in offset là gì?
- File RAR là gì?
- File RAW là gì?
- File SVG là gì?
- File vector là gì?
- Đuôi AI là file gì?
- File TIFF là gì?
- TMP file là gì?
- Nén file là gì?
- In proof là gì?
- CTP là gì?
- Mockup là gì?
- Typography là gì?
- Gradient là gì?
- Lorem Ipsum là gì?
- Watermark là gì?
- Độ tương phản là gì?
- Tỉ lệ vàng là gì?
- Color Wheel là gì?
- Colour Theory là gì?
- Color tone là gì?
- GSM là gì?
- Hệ màu CMYK là gì
- RGB là gì?
- Pantone là gì?
- DPI là gì?
- Màu đơn sắc là màu gì?
- 4 màu cơ bản là gì?
- Bình bản trong in ấn là gì?
- So sánh cán bóng và cán mờ trong in ấn
- So sánh máy in 4 màu và 6 màu
- Convert font là gì?
- Bitstream Font Navigator là gì?
- Monospace font là gì?
- Kerning for fonts là gì?
- Serif là gì?
- Font sans serif là gì?
- Spot color là gì?
- Duotone là gì?
- Layout là gì?
- PSD là file gì?
- File PDF là gì?
- File ảnh là gì?
- Giải nén file là gì?
- File DWG là file gì?
- CDR là file gì?
- EPS là file gì?
- File scan là gì?
- File JPG là gì?
- File PNG là gì?
Tìm hiểu thêm các thuật ngữ in ấn khác tại: Thuật ngữ in ấn