Laminate là gì?
Laminate là tên gọi của một loại chất liệu nhựa tổng hợp cao cấp, có tên khoa học là High-pressure Laminate (HPL). Laminate thường được sử dụng để phủ lên các sản phẩm gỗ, các cốt gỗ Ván dăm, Ván mịn (MDF), ván HDF để giúp làm tăng tính thẩm mỹ và tăng độ bền cho sản phẩm.
Cấu tạo của tấm Laminate
Cấu tạo của tấm Laminate gồm có 3 lớp:
Lớp Overlay
Lớp Overlay được làm từ cellulose tinh khiết, lớp này phủ trên cùng bề mặt giấy trang trí, góp phần tạo ra bề mặt sáng bóng và độ cứng thích hợp.
Với tính chất này, lớp Overlay mang đến khả năng bảo vệ bề mặt khỏi các vết xước, va đập và tác động của hóa chất, giúp bảo vệ bề mặt khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn và mối mọt, không bị phai màu, không thấm nước và dễ vệ sinh lau chùi.
Lớp Decorative paper
Lớp Decorative paper là lớp giấy trang trí tạo bề mặt cho tấm Laminate. Lớp giấy này được nhúng keo Melamine. Sau đó, lớp giấy trang trí và lớp Overlay được ép lại với nhau dưới nhiệt độ và áp suất cao, làm cho lớp Overlay nóng chảy và dính chặt vào giấy phim định hình, giúp duy trì màu sắc của tấm Laminate ổn định.
Lớp Kraft Papers
Lớp Kraft Papers là lớp dưới cùng của bề mặt. Lớp Kraft được tạo thành từ nhiều tầng giấy được ép chặt với nhau ở nhiệt độ cao, tạo nên độ dày cho bề mặt của Laminate. Thường thì, Lớp Kraft được sản xuất chủ yếu từ bột giấy cùng với các chất phụ gia, có tính chất dai, thô và bền bỉ. Các lớp giấy được nhà sản xuất điều chỉnh tăng giảm để có độ dày phù hợp yêu cầu về thiết kế.
Ưu nhược điểm của Laminate
Sau đây là những ưu nhược điểm của Laminate
Ưu điểm
Laminate có những ưu điểm như sau:
- Bề mặt có tính thẩm mỹ cao, màu sắc, hoa văn đa dạng để lựa chọn như gỗ tự nhiên, vân sần, vân đá,...
- Dòng Laminate post-forming dẻo dai có thể dễ uốn cong để tạo hình cho nhiều đồ nội thất như quầy, kệ,..
- Bề mặt chống trầy xước, chống phai màu, chịu ăn mòn, chống mối mọt và vi khuẩn, chịu tàn thuốc, giúp bền đẹp theo thời gian.
- Có khả năng chịu va đập tốt, chịu nhiệt, chống tĩnh điện, giúp sản phẩm bền đẹp theo thời gian
- Dễ thi công, tạo hình, lắp ghép.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, Laminate còn có những nhược điểm như:
- Giá thành khá cao
- Yêu cầu kỹ thuật keo dán hiện đại: Để gia công bề mặt Laminate, các nhà sản xuất cần thực hiện bằng dây chuyền phủ bề mặt 3 trục lăn sử dụng keo PUR. Dây chuyền này dùng công nghệ ép nguội thích hợp với các tấm bề mặt dạng mỏng/ dạng tờ như nhôm, acrylic, màng PVC...ép gia công trên bề mặt ván gỗ công nghiệp, đặc biệt là gỗ nhựa.
Phân loại Laminate
Dựa vào các tiêu chí khác nhau mà có thể phân loại Laminate thành các loại như sau:
Phân loại theo khả năng uốn cong
Dựa vào khả năng uốn cong, có thể chia Laminate thành 2 loại như sau:
- Tấm Laminate thường có độ dày 0,5; 0,7 và 0,92mm, loại này không có khả năng uốn công
- Tấm Laminate post-forming có độ dày 0,5mm, có khả năng uốn cong
Phân loại dựa vào bề mặt
Khi quan sát thực tế bề mặt bên ngoài, tấm Laminate có thể được chia thành 2 loại như sau:
- Laminate có bề mặt thường không bóng
- Laminate có bề mặt bóng gương, cho độ bóng cao, có thể phản chiếu hình ảnh như gương.
Phân loại dựa vào màu sắc
Dựa vào màu sắc của tấm Laminate, có thể chia Laminate thành các loại như sau:
- Laminate đơn sắc chỉ có duy nhất một màu nguyên bản như trắng, nâu, xanh
- Laminate vân gỗ có họa tiết giống vân gỗ tự nhiên
- Laminate vân đá có họa tiết giống của vân đá Granite, vân đá Marble,...
- Laminate giả da được thiết kế với màu sắc, họa tiết giả da.
- Laminate 3D gồm những màu có hiệu ứng, họa tiết 3D độc đáo
Ứng dụng của Laminate
Laminate được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau do tính đa dạng và các đặc tính vượt trội của nó. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của Laminate:
Nội thất: Laminate được sử dụng để làm bề mặt sàn nhà, tường, cửa, bàn, kệ, giường, tủ và các sản phẩm nội thất khác. Nó cung cấp sự đa dạng về màu sắc, hoa văn và chất liệu, giúp tạo ra không gian nội thất đa dạng và phong cách.
Xây dựng: Laminate được sử dụng trong xây dựng để làm vật liệu cho cửa, cửa sổ, tấm ốp tường, vách ngăn, trần nhà và nhiều ứng dụng khác. Nó có khả năng chống trầy xước, chống thấm nước và dễ dàng vệ sinh, làm cho nó trở thành một lựa chọn phổ biến cho các ứng dụng xây dựng.
Ngành công nghiệp gỗ: Laminate gỗ được sử dụng để làm sàn gỗ, tấm ốp tường, tủ, bàn và các sản phẩm gỗ khác. Nó cung cấp vẻ ngoài tự nhiên của gỗ với độ bền và khả năng chống trầy xước cao.
Ứng dụng của in hình trên gỗ Laminate
In ấn: in laminate ngày càng được ưa chuộng và được ứng dụng để in ảnh ép gỗ laminate, in ảnh cưới, in album, in ảnh, in tranh, in quà tặng,...
CÁC THUẬT NGỮ IN ẤN KHÁC
- Color scheme là gì?
- Tư duy thiết kế là gì?
- Ý tưởng thiết kế là gì?
- File thiết kế là gì?
- Mật độ điểm ảnh PPI là gì?, PPI là gì?
- Adobe Acrobat là gì?
- Flip on short edge là gì?
- Gáy sách là gì?
- Trame là gì?
- Lỗi Paper jam là gì?
- LetterPress là gì?
- Bitmap là gì, Raster là gì?
- Bản kẽm in offset là gì?
- File RAR là gì?
- File RAW là gì?
- File SVG là gì?
- File vector là gì?
- Đuôi AI là file gì?
- File TIFF là gì?
- TMP file là gì?
- Nén file là gì?
- In proof là gì?
- CTP là gì?
- Mockup là gì?
- Typography là gì?
- Gradient là gì?
- Lorem Ipsum là gì?
- Watermark là gì?
- Độ tương phản là gì?
- Tỉ lệ vàng là gì?
- Color Wheel là gì?
- Colour Theory là gì?
- Color tone là gì?
- GSM là gì?
- Hệ màu CMYK là gì
- RGB là gì?
- Pantone là gì?
- DPI là gì?
- Màu đơn sắc là màu gì?
- 4 màu cơ bản là gì?
- Bình bản trong in ấn là gì?
- So sánh cán bóng và cán mờ trong in ấn
- So sánh máy in 4 màu và 6 màu
- Bế decal là gì?
- Convert font là gì?
- Bitstream Font Navigator là gì?
- Monospace font là gì?
- Kerning for fonts là gì?
- Serif là gì?
- Font sans serif là gì?
- Spot color là gì?
- Duotone là gì?
- Layout là gì?
- PSD là file gì?
- File PDF là gì?
- File ảnh là gì?
- Giải nén file là gì?
- File DWG là file gì?
- CDR là file gì?
- EPS là file gì?
- File scan là gì?
- File JPG là gì?
- File PNG là gì?
Tìm hiểu thêm các thuật ngữ in ấn khác tại: Thuật ngữ in ấn