Color Wheel là gì?
Color Wheel là bánh xe màu sắc hay còn được gọi là vòng tròn màu sắc, vòng thuần sắc,... đây là biểu đồ hình tròn trong đó gồm có 12 màu sắc cơ bản được sắp xếp theo thứ tự cụ thể, thường dựa trên các quan hệ màu sắc như màu chính và màu phụ.
Color Wheel giúp người sử dụng hiểu cách các màu tương tác với nhau, là công cụ để các nhà thiết kế có thể tạo nên sự hài hòa bằng quy tắc phối màu.
Các cấp độ màu của bánh xe màu sắc
Trong một bánh xe màu sắc sẽ có 3 màu cấp 1 (còn gọi là màu cơ bản), 3 màu cấp 2 và 6 màu cấp 3. Bằng cách kết hợp 2 màu lại với nhau, ta có thể tạo ra nhiều màu hơn. Vòng tròn màu cũng được chia thành 8 cấp độ từ đậm đến nhạt, đi từ rìa của vòng tròn vào trong tâm vòng tròn.
Màu cấp 1 (màu chính)
Màu cấp 1 gồm của 2 loại bánh xe màu RYB và bánh xe màu RGB như sau:
- Bánh xe màu RYB có 3 màu sắc là đỏ, vàng, xanh dương. Đây là 3 màu sắc cơ bản, khi 3 màu này pha trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định có thể tạo thành 12 màu còn lại. Còn nếu pha trộn chúng theo tỉ lệ bằng nhau sẽ cho màu đen.
- Bánh xe màu RGB gồm có 3 màu sắc là đỏ, xanh lá và xanh lam. Ba màu này nếu pha trộn với nhau theo tỉ lệ nhất định sẽ tạo ra các màu sắc khác nhau. Còn nếu pha trộn chúng theo tỉ lệ bằng nhau sẽ cho màu trắng.
Màu cấp 2
Màu bậc hai là các màu được tạo thành bằng cách pha trộn giữa các màu cấp 1 với nhau theo tỷ lệ 1:1.
Bánh xe màu RYB có 3 màu bậc hai là: tím, cam và xanh lá, được tạo thành khi pha trộn 2 màu như sau:
- Xanh lam + đỏ = tím;
- Đỏ + vàng = cam
- Vàng + xanh lam = xanh lá cây
Bánh xe màu RGB có 3 màu bậc hai là: xanh lơ, hồng sẫm và vàng, được tạo thành khi pha trộn 2 màu như sau:
- Xanh lam + đỏ = hồng sẫm;
- Đỏ + xanh lá = vàng
- Xanh lá + xanh lam = xanh lơ
Màu cấp 3
Màu cấp 3 là màu được tạo thành bằng cách pha trộn giữa màu cấp 1 với màu cấp 2 theo tỷ lệ 1:1.
- Bánh xe màu RYB có sáu màu cấp 3 là: đỏ cam, vàng cam, xanh nõn chuối, xanh lơ, xanh tím, đỏ tím.
- Bánh xe màu RGB có sáu màu cấp 3 là: cam, xanh nõn chuối, xanh lá, xanh da trời, tím violet, hồng
Những nguyên tắc phối màu dựa trên bánh xe màu sắc
Có nhiều cách phối màu dựa trên bánh xe màu sắc để tạo ra sự cân đối và thẩm mỹ trong thiết kế và nghệ thuật. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
Phối màu bổ sung (Complementary colors)
Phối màu bổ sung là phương pháp phổ biến nhất trong thiết kế, sử dụng hai màu đối lập trên bánh xe màu để tạo nổi bật. Những cặp màu này khi đi với nhau tác động mạnh vào người nhìn, do độ tương phản cao, đi cùng nhau nhìn sẽ sáng hơn, nổi bật hơn. Ví dụ, kết hợp màu đỏ và xanh dương hay xanh dương và màu cam. Sự tương phản giữa hai màu này sẽ tạo ra sự chú ý mạnh mẽ.
Tuy nhiên, tránh sử dụng hai màu có tỉ lệ ngang bằng nhau. Hãy chọn một màu để làm chính và màu còn lại dùng cho các chi tiết nhỏ hơn để tạo sự cân bằng.
Phối màu đơn sắc (Monochromatic)
Phối màu đơn sắc là phương pháp phối màu sử dụng một màu mà bạn yêu thích và sử dụng các biến thể của nó như tint (sáng), shade (tối), và tone (đậm nhạt) để tạo ra các gam màu khác nhau. Kết quả là bạn tạo ra một dãy màu monochromatic đa dạng.
Phương pháp phối màu đơn sắc đơn giản nhưng mang tới giá trị cao cho tác phẩm. Nó mang lại sự thuận mắt và thoải mái cho người xem, giúp họ tập trung vào nội dung quan trọng mà không bị xao nhãng.
Đây là một phương pháp phối màu linh hoạt và thường được sử dụng trong thiết kế trang trí nội thất, đặc biệt là trong các không gian nhỏ như căn hộ. Nó giúp tạo cảm giác sáng sủa và rộng rãi hơn. Đối với các không gian lớn hơn, phương pháp này còn làm tôn lên sự sang trọng của không gian.
Phối màu tương đồng (Analogous)
Phối màu tương đồng là phương pháp phối màu bằng cách sử dụng 3 màu đứng cạnh nhau trong bánh xe sắc màu (không phân biệt nóng hoặc lạnh), chúng có sự tương đồng về màu sắc và tạo ra các sự kết hợp màu sắc tinh tế và thu hút.
Khi sử dụng phương pháp kết hợp màu tương đồng, có đa dạng hơn về màu sắc so với phối màu đơn sắc. Tuy nhiên, nếu để các màu có tỷ lệ tương đương, chúng có thể cạnh tranh với nhau và tạo ra sự rối mắt. Cách tốt nhất để tạo sự cân bằng là chọn một màu chủ đạo và sử dụng các màu còn lại như điểm nhấn.
Phối màu bộ ba (Triadic)
Cách phối màu ba màu là một phương pháp sử dụng ba màu nằm cách đều nhau trên bánh xe màu sắc để tạo ra một dải màu có độ tương phản cao, tuy nhiên ít hơn so với phối màu bổ sung. Kết hợp này tạo ra các dải màu đậm và rực rỡ.
Ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên bánh xe màu, vì vậy chúng kết hợp và bổ sung cho nhau, tạo ra một sự cân bằng trong cách phối màu này. Tuy nhiên, do sự cân bằng này, mặc dù bạn sử dụng ba màu, đôi khi bạn có thể thấy rằng kết hợp màu này trở nên đơn điệu, an toàn và thiếu sự sáng tạo.
Phối màu bộ bốn (Tetradic)
Phương pháp phối màu này sử dụng bốn màu nằm cách đều nhau trên bánh xe màu sắc. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo không sử dụng cả bốn màu với cùng một độ đậm nhạt, vì điều này có thể gây ra sự hỗn loạn. Càng nhiều màu bạn sử dụng trong bảng màu, càng khó để tạo ra sự cân bằng. Phương pháp phối màu bốn màu hoạt động tốt nhất khi bạn chọn một màu chủ đạo và sử dụng các màu còn lại như điểm nhấn.
Màu nóng và màu lạnh
Bánh xe màu sắc được phân thành hai phần, một phần là màu nóng và một phần là màu lạnh. Các phương pháp phối màu thường tạo ra sự cân bằng giữa hai loại màu này. Theo tâm lý màu sắc, "nhiệt độ" của màu có thể tạo ra cảm giác khác biệt khi chúng ta nhìn vào một thiết kế.
Màu sắc nóng bao gồm các gam màu từ đỏ đến vàng chúng gây lên cảm giác nóng, ấm, thường được sử dụng để tạo điểm nhấn và thu hút sự chú ý. Những màu sắc này có tác động mạnh mẽ và có thể thay đổi không gian xung quanh chúng.
Màu sắc lạnh bao gồm các gam màu từ xanh lá đến tím mang đến sự mát mẻ và nhẹ nhàng, dễ chịu, một số màu còn mang đến cảm giác lạnh lẽo.
CÁC THUẬT NGỮ IN ẤN KHÁC
- Color scheme là gì?
- Tư duy thiết kế là gì?
- Ý tưởng thiết kế là gì?
- File thiết kế là gì?
- Mật độ điểm ảnh PPI là gì?, PPI là gì?
- Adobe Acrobat là gì?
- Flip on short edge là gì?
- Gáy sách là gì?
- Trame là gì?
- Lỗi Paper jam là gì?
- LetterPress là gì?
- Bitmap là gì, Raster là gì?
- Laminate là gì?
- Bản kẽm in offset là gì?
- File RAR là gì?
- File RAW là gì?
- File SVG là gì?
- File vector là gì?
- Đuôi AI là file gì?
- File TIFF là gì?
- TMP file là gì?
- Nén file là gì?
- In proof là gì?
- CTP là gì?
- Mockup là gì?
- Typography là gì?
- Gradient là gì?
- Lorem Ipsum là gì?
- Watermark là gì?
- Độ tương phản là gì?
- Tỉ lệ vàng là gì?
- Colour Theory là gì?
- Color tone là gì?
- GSM là gì?
- Hệ màu CMYK là gì
- RGB là gì?
- Pantone là gì?
- DPI là gì?
- Màu đơn sắc là màu gì?
- 4 màu cơ bản là gì?
- Bình bản trong in ấn là gì?
- So sánh cán bóng và cán mờ trong in ấn
- So sánh máy in 4 màu và 6 màu
- Bế decal là gì?
- Convert font là gì?
- Bitstream Font Navigator là gì?
- Monospace font là gì?
- Kerning for fonts là gì?
- Serif là gì?
- Font sans serif là gì?
- Spot color là gì?
- Duotone là gì?
- Layout là gì?
- PSD là file gì?
- File PDF là gì?
- File ảnh là gì?
- Giải nén file là gì?
- File DWG là file gì?
- CDR là file gì?
- EPS là file gì?
- File scan là gì?
- File JPG là gì?
- File PNG là gì?
Tìm hiểu thêm các thuật ngữ in ấn khác tại: Thuật ngữ in ấn