Mockup là gì?
Mockup (mock-up) là một phiên bản giả lập (mô hình ví dụ) của sản phẩm được tạo ra trên một thiết kế cụ thể để mô phỏng thể hiện diện mạo hoặc hình dạng chung của nó dưới dạng PSD hoặc file vector.
Mockup được sử dụng nhằm truyền đạt ý tưởng chung của sản phẩm thực tế, trình bày cho khách hàng, thu thập phản hồi ý kiến người dùng, đưa vào giảng dạy, trình diễn, quảng bá, đánh giá thiết kế, ...
Các mô hình mockup hầu như xuất hiện khắp các thiết kế của sản phẩm như ấn phẩm văn phòng như bộ nhận diện thương hiệu, namecard, standee, folder, banner, website,.. đến kiến trúc, nội thất nhà cửa, mô hình kỹ thuật, thiết kế công nghiệp mang đến cảm giác chân thật.
Vai trò của Mockup trong thiết kế
Mockup đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế với các chức năng và vai trò sau:
Trình bày ý tưởng trực quan
Mockup giúp trình bày ý tưởng thiết kế một cách trực quan và cụ thể hơn về cách sản phẩm sẽ trong như thế nào khi hoàn thành, giúp cho các bên liên quan, bao gồm khách hàng và đồng nghiệp có cái nhìn tổng quan về sản phẩm.
Với các lĩnh vực như nội thất, xây dựng, website, máy móc… sau khi thiết kế đã hoàn thành và được chấp nhận thì các nhà thiết kế phải tạo ra mô hình mô phỏng để thể hiện khả năng trình bày của nó trong bối cảnh cụ thể.
Kiểm tra và đánh giá
Mockup có tính trung thực từ trung bình đến cao, phản ánh chính xác bố cục, màu sắc, kiểu chữ,.. Do đó giúp người thiết kế và những người liên quan có thể kiểm tra và đánh giá mặt hình thức của sản phẩm trước khi đưa nó vào giai đoạn phát triển hoặc sản xuất. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề về thiết kế và hiệu chỉnh chúng một cách dễ dàng.
Tiếp thị và quảng cáo
Mockup cung cấp cho khách hàng và khán giả một cái nhìn trước về sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó giúp tạo ra hình ảnh hấp dẫn và chuyên nghiệp để quảng bá và tiếp thị sản phẩm. Mockup có thể được sử dụng trong các tài liệu tiếp thị, trang web, bài đăng trên mạng xã hội và các tài liệu khác để truyền tải thông điệp và thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Mockup có những loại nào?
Dựa vào đặc điểm và tính chất mô mình, có thể chia Mockup thành 3 loại cơ bản là: Mockup ấn phẩm, Mockup trong sản xuất công nghiệp và mockup kỹ thuật số.
Mockup ấn phẩm
Mockup ấn phẩm là một loại mockup dùng để mô phỏng của các sản phẩm in ấn, chẳng hạn như sách, tạp chí, tờ rơi, brochure, catalog, poster, thiệp, logo, áo thun, bộ nhận diện thương hiệu,...
Nó giúp cho nhà thiết kế và khách hàng có cái nhìn trực quan về cách các yếu tố thiết kế sẽ được trình bày trong ấn phẩm cuối cùng. Thông qua mockup ấn phẩm, người dùng có thể đánh giá các yếu tố như bố cục, kích thước, hình dạng, màu sắc, hình ảnh và văn bản trước khi tiến hành in ấn.
Mockup trong sản xuất công nghiệp
Trong sản xuất công nghiệp, mockup (hay còn được gọi là sản phẩm mẫu, mẫu mô phỏng) là một phiên bản hoặc mô hình giả lập của sản phẩm cuối cùng. Mockup trong sản xuất công nghiệp thường được tạo ra để kiểm tra và đánh giá các yếu tố khác nhau của sản phẩm trước khi bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt.
Ví dụ Mockup trong sản xuất công nghiệp như mẫu xe mới, chuột máy tính mới, điện thoại mới, nón bảo hiểm mới, đèn chiếu sáng, sản phẩm điện tử, mô hình kiến trúc...
Mockup kỹ thuật số
Mockup kỹ thuật số là một phiên bản giả lập của một sản phẩm, giao diện, hoặc trang web được tạo ra bằng phần mềm hoặc công cụ thiết kế đồ họa. Nó được sử dụng để hiển thị và đánh giá cấu trúc, bố cục, và giao diện của một sản phẩm hoặc trang web trước khi thực hiện quá trình phát triển hoặc thiết kế cuối cùng.
Mockup kỹ thuật số thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thiết kế sản phẩm, thiết kế giao diện người dùng, kiến trúc, công nghệ thông tin, phần mềm, ứng dụng,... Tuy nhiên loại Mockup này dễ bị sao chép, vì vậy nên đảm bảo quy trình bảo mật.
Cách sử dụng mockup hiệu quả
Sau đây là một số lời khuyên từ những người thiết kế kì cừu để giúp bạn có thể có cái nhìn tổng quan hơn khi sử dụng mockup.
Nên nhìn cụ thể và thực tế về sản phẩm thiết kế của bạn trong môi trường thực
Khi thiết kế một sản phẩm, hãy hình dung xem chúng sẽ như thế nào khi được sử dụng trong thực tế, ngoài đời. Bạn nên đặt những câu hỏi như: Chất liệu là gì? Đối tượng mua sản phẩm là ai? Vì sao họ lại chọn bạn thay vì chọn đối thủ? Bên cạnh đó, cũng cần tập trung vào các yếu tố như hành vi mua hàng, sở thích, tính trung thành của khách hàng,... đối với sản phẩm.
Hãy để bản mockup của bạn trở nên nổi bật nhất
Trong bối cảnh của bản mock-up, thiết kế của bạn phải là tâm điểm của mọi sự chú ý. Đồng thời, khi trình bày bản mockup cho khách hàng, cũng đừng để những yếu tố khác chiếm lấy spotlight mô hình của bạn, nếu trưng bày mockup trên một chiếc bàn rực rỡ, có thể mẫu mockup của bạn sẽ chìm nghỉm.
Tránh sử dụng hình ảnh minh họa được tìm từ Google
Khi trình bày mockup, thường cần đặt vào một bối cảnh cụ thể để thể hiện tính thực tế của sản phẩm, tương tự như trong một môi trường giả lập. Tuy nhiên, không nên vội vã tìm kiếm một bối cảnh trên Google hoặc bất kỳ công cụ tìm kiếm nào chỉ vì áp lực thời gian hoặc deadline đang gần kề. Hành động đó sẽ làm giảm tính chân thật của mockup vì thực tế không có môi trường nào giống nhau.
Sử dụng nhiều cách sắp đặt, đề hình nền thích hợp cho bản mockup
Hãy tưởng tượng thiết kế của bạn trong các bối cảnh màu sắc khác nhau. Ví dụ, hình dung một tấm poster được đặt trên một bức tường sặc sỡ hoặc trên tường xi măng. Điều này giúp bạn truyền tải ý tưởng của mình từ bản mockup một cách rõ ràng hơn. Đồng thời, bạn cũng có thể tạo ra nhiều phiên bản màu sắc phù hợp với các bối cảnh khác nhau.
CÁC THUẬT NGỮ IN ẤN KHÁC
- Color scheme là gì?
- Tư duy thiết kế là gì?
- Ý tưởng thiết kế là gì?
- File thiết kế là gì?
- Mật độ điểm ảnh PPI là gì?, PPI là gì?
- Adobe Acrobat là gì?
- Flip on short edge là gì?
- Gáy sách là gì?
- Trame là gì?
- Lỗi Paper jam là gì?
- LetterPress là gì?
- Bitmap là gì, Raster là gì?
- Laminate là gì?
- Bản kẽm in offset là gì?
- File RAR là gì?
- File RAW là gì?
- File SVG là gì?
- File vector là gì?
- Đuôi AI là file gì?
- File TIFF là gì?
- TMP file là gì?
- Nén file là gì?
- In proof là gì?
- CTP là gì?
- Typography là gì?
- Gradient là gì?
- Lorem Ipsum là gì?
- Watermark là gì?
- Độ tương phản là gì?
- Tỉ lệ vàng là gì?
- Color Wheel là gì?
- Colour Theory là gì?
- Color tone là gì?
- GSM là gì?
- Hệ màu CMYK là gì
- RGB là gì?
- Pantone là gì?
- DPI là gì?
- Màu đơn sắc là màu gì?
- 4 màu cơ bản là gì?
- Bình bản trong in ấn là gì?
- So sánh cán bóng và cán mờ trong in ấn
- So sánh máy in 4 màu và 6 màu
- Bế decal là gì?
- Convert font là gì?
- Bitstream Font Navigator là gì?
- Monospace font là gì?
- Kerning for fonts là gì?
- Serif là gì?
- Font sans serif là gì?
- Spot color là gì?
- Duotone là gì?
- Layout là gì?
- PSD là file gì?
- File PDF là gì?
- File ảnh là gì?
- Giải nén file là gì?
- File DWG là file gì?
- CDR là file gì?
- EPS là file gì?
- File scan là gì?
- File JPG là gì?
- File PNG là gì?
Tìm hiểu thêm các thuật ngữ in ấn khác tại: Thuật ngữ in ấn