Font sans serif là gì?
Font sans serif là trong tiếng Latin có nghĩa là "không có chân", do vậy sans serif được gọi là font chữ không chân, dùng để chỉ các kiểu chữ không có thêm các yếu tố "serif" như các đường nét nhỏ, đường thẳng trên thành phần chữ.
Đặc điểm của font chữ sans serif
Sau đây là những ưu nhược điểm của font chữ sans Serif
Ưu điểm
Font sans serif có những ưu điểm như sau:
- Dễ đọc trên màn hình: Với các nét chữ rõ ràng và sạch sẽ không có các chi tiết nhỏ và chân, font chữ sans serif thường dễ đọc trên các thiết bị điện tử và màn hình máy tính, phù hợp cho các ấn phẩm online slide thuyết trình, các trang web…
- Hiện đại và thời trang: Font chữ sans serif thường có vẻ ngoài hiện đại và thời thượng, phù hợp với các thiết kế đương đại và trang web.
- Phù hợp cho tiêu đề và chữ số lớn: Vì tính đơn giản và dễ nhìn, font chữ sans serif thường được sử dụng cho các tiêu đề, chữ số lớn và các phần tử nhấn mạnh trong thiết kế.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì sans serif còn có những nhược điểm như:
- Khó đọc trong văn bản dài: Đối với các văn bản dài và liên tục, font chữ sans serif có thể không dễ đọc như font chữ serif, vì thiếu các đường kết nối giữa các ký tự.
- Khó phân biệt ký tự: Một số font sans-serif có thể khiến một số ký tự khó phân biệt, chẳng hạn như "l" và "I" (chữ thường "L" và chữ hoa "i").
- Không phù hợp cho ngữ liệu truyền thống: Trong một số tài liệu truyền thống như sách in, các font sans-serif có thể không phù hợp vì không tạo ra cảm giác truyền thống
Các loại font chữ sans-serif
Sau đây là các loại font chữ sans-serif
Grotesque
Hầu hết các kiểu chữ Grotesque đều ra đời cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20. Font chữ sans-serif này ảnh hưởng bởi kiểu chữ serif Didone và cách vẽ biển hiệu thời đó. Kiểu chữ Grotesque có đặc điểm nổi bật là có thiết kế chắc chắn, thích hợp với các headline hoặc biển quảng cáo. Khoảng cách chiều cao giữa đỉnh các chữ hoa và in thường rất ít và thường được sử dụng dưới dạng chữ in hoa.
Neo-grotesque
Kiểu chữ Neo-grotesque đã xuất hiện vào những năm 1950 cùng với International Typographic Style (hay được gọi là Swiss Style). Có thể bạn chưa biết Helvetica – typeface được ra đời vào năm 1957 được dùng trong nhiều thập kỷ sau này chính là thuộc dòng neo-grotesque. Font chữ Neo-grotesque có thiết kế đơn giản, thường có các nét thanh đậm khác nhau và dễ dạng sử dụng trong nhiều thể loại văn bản.
Geometric
Kiểu chữ Sans serif Geometric lấy cảm hứng từ các hình khối vuông và tròn. Kiểu chữ này ra đời từ những năm 1920 tại Đức với Herbert Bayer và Jakob Erbar được cho là nhà phát minh của kiểu chữ này. Với thiết kế hiện đại, gọn gàng kiểu chữ này đã trở nên phổ biến vào những năm 20-30 của thế kỷ 20.
Geometric có đặc điểm nổi bật là chữ "O" được thiết kế như hình tròn hoàn hảo. Kiểu chữ này thường được sử dụng cho tiêu đề hoặc đoạn văn ngắn, tuy nhiên ít được dùng với các đoạn văn bản dài.
Humanist
Kiểu chữ Sans serif Humanist được thiết kế, cấu tạo đa dạng hơn với những kiểu chữ trước. Một số typeface sẽ có độ tương phản rõ nét, trong khi số khác lại hơi mang hơi hướng Geometric, còn có typeface mô phỏng kiểu dáng của chữ viết tay hoặc thư pháp.
Humanist rất phù hợp để sử dụng trên màn hình hoặc ở các khoảng cách xa vì các đặc điểm nổi bật của kiểu chữ này chính là khoảng cách giữa các nét chữ lớn.
Ứng dụng của font chữ Serif
Font chữ sans serif được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ về các ứng dụng phổ biến của font chữ sans serif:
Thiết kế trang web và giao diện người dùng (UI)
Font chữ sans serif là lựa chọn hàng đầu của designer khi thiết kế trang web và giao diện người dùng (UI). Vì tính dễ đọc trên màn hình và vẻ ngoài hiện đại, font chữ sans serif giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và tạo nét hiện đại cho các giao diện số.
Thiết kế đồ họa
Font chữ sans serif thường được sử dụng trong thiết kế đồ họa, bao gồm thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu, poster, banner, và các tài liệu quảng cáo. Với vẻ ngoài hiện đại và đơn giản, font chữ sans serif thích hợp để tạo điểm nhấn và thu hút sự chú ý.
Tiêu đề và đầu mục
Các font sans-serif thường được sử dụng cho tiêu đề và đầu mục trong các tài liệu, báo cáo và trang in, giúp tạo ra sự nổi bật và gây ấn tượng.
So sánh phân biệt Serif và Sans-serif
Dưới đây là một bảng so sánh giữa font chữ serif và sans-serif trong các khía cạnh khác nhau:
Tính chất | Serif | Sans-serif |
Cấu trúc | Có các chân (serifs) | Không có chân |
Độ dễ đọc | Dễ đọc trên giấy | Dễ đọc trên màn hình |
Phong cách | Truyền thống, chính trị | Hiện đại, thân thiện |
Sử dụng cho | Văn bản dài, sách | Giao diện, tiêu đề |
Đặc điểm | Các chân giúp mắt theo dõi dòng dễ hơn | Không có chân giúp tạo sự gọn gàng và hiện đại |
Ưu điểm | Thích hợp cho văn bản truyền thống, cảm giác nghiêm trang | Dễ đọc trên màn hình, giao diện hiện đại |
Ví dụ font chữ | Times New Roman, Georgia | Arial, Helvetica, Open Sans |
CÁC THUẬT NGỮ IN ẤN KHÁC
- Color scheme là gì?
- Tư duy thiết kế là gì?
- Ý tưởng thiết kế là gì?
- File thiết kế là gì?
- Mật độ điểm ảnh PPI là gì?, PPI là gì?
- Adobe Acrobat là gì?
- Flip on short edge là gì?
- Gáy sách là gì?
- Trame là gì?
- Lỗi Paper jam là gì?
- LetterPress là gì?
- Bitmap là gì, Raster là gì?
- Laminate là gì?
- Bản kẽm in offset là gì?
- File RAR là gì?
- File RAW là gì?
- File SVG là gì?
- File vector là gì?
- Đuôi AI là file gì?
- File TIFF là gì?
- TMP file là gì?
- Nén file là gì?
- In proof là gì?
- CTP là gì?
- Mockup là gì?
- Typography là gì?
- Gradient là gì?
- Lorem Ipsum là gì?
- Watermark là gì?
- Độ tương phản là gì?
- Tỉ lệ vàng là gì?
- Color Wheel là gì?
- Colour Theory là gì?
- Color tone là gì?
- GSM là gì?
- Hệ màu CMYK là gì
- RGB là gì?
- Pantone là gì?
- DPI là gì?
- Màu đơn sắc là màu gì?
- 4 màu cơ bản là gì?
- Bình bản trong in ấn là gì?
- So sánh cán bóng và cán mờ trong in ấn
- So sánh máy in 4 màu và 6 màu
- Bế decal là gì?
- Convert font là gì?
- Bitstream Font Navigator là gì?
- Monospace font là gì?
- Kerning for fonts là gì?
- Serif là gì?
- Spot color là gì?
- Duotone là gì?
- Layout là gì?
- PSD là file gì?
- File PDF là gì?
- File ảnh là gì?
- Giải nén file là gì?
- File DWG là file gì?
- CDR là file gì?
- EPS là file gì?
- File scan là gì?
- File JPG là gì?
- File PNG là gì?
Tìm hiểu thêm các thuật ngữ in ấn khác tại: Thuật ngữ in ấn